Sử dụng chất liệu pha lê trong chỉnh nha ngày càng được khách hàng quan tâm bởi có tính thẩm mỹ cao, không lo lắng hay e ngại khi giao tiếp, bên cạnh đó còn cho hiệu quả rất tốt. Thực chất niềng pha lê là gì và có nên chọn không? Cùng Booking Smile tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm, chi phí cũng như lưu ý khi thực hiện kỹ thuật chỉnh nha này.
Niềng pha lê là gì?
Niềng pha lê được cải tiến từ phương pháp niềng răng truyền thống, sử dụng mắc cài được làm từ pha lê thay cho kim loại hay sứ cao cấp. Khi chỉnh nha, ngoài 2 khí cụ chủ yếu là mắc cài, dây cung, bác sĩ có thể gắn thêm thun buộc, minivis hay sử dụng thiết bị nong hàm nhằm đảm bảo răng dịch chuyển đúng vị trí mong muốn. 1
Niềng răng pha lê hiện nay được chia thành 3 loại là:
- Mắc cài truyền thống: Dùng thun buộc cố định mắc cài và dây cung. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, chi phí tiết kiệm và cho kết quả khá tốt.
- Mắc cài tự động: Có hệ thống khóa tự động thay cho chun buộc nên tránh được tình trạng bung tuột dây cung, mắc cài. Từ đó quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, lực tác động ổn định, liên tục nên đạt được hiệu quả cao.
- Mắc cài mặt trong: Thay vì gắn khí cụ ở mặt ngoài của răng, phương pháp này yêu cầu bác sĩ gắn mắc cài, dây cung ở mặt trong của răng.
Tham khảo:
Các loại mắc cài niềng răng phổ biến – chọn loại nào?
Đối tượng thực hiện
Những đối tượng có thể niềng pha lê đó là:
- Người có hàm răng hô, tức là răng hàm trên chìa ra quá nhiều so với răng hàm dưới, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
- Răng móm hay khớp cắn ngược là hiện tượng răng hàm dưới chìa ra quá nhiều so với răng hàm trên khiến gương mặt trông như bị gãy, mất sự cân đối, hài hòa.
- Răng thưa được hiểu là các răng to nhỏ không đều nên không sát khít nhau, xuất hiện những kẽ hở lớn trên răng, thức ăn dễ bám dính và gây ra bệnh lý răng miệng.
- Răng lệch lạc, mọc lộn xộn, khấp khểnh, chen chúc dẫn đến sai lệch khớp cắn, giảm khả năng ăn nhai.
Ưu nhược điểm của niềng răng pha lê
Niềng pha lê có rất nhiều ưu điểm nổi bật so với các phương pháp chỉnh nha khác: 2
- Tính thẩm mỹ cao: Mắc cài được làm bằng pha lê với độ trắng trong tự nhiên, không bị lộ kể cả khi chiếu ánh sáng trực tiếp nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
- Hiệu quả chỉnh nha tốt: Niềng răng pha lê mang đến hiệu quả chỉnh nha cao vì tác động lực siết ổn định lên răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
- An toàn với khoang miệng: Do hệ thống khí cụ được làm từ vật liệu chất lượng cao, đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa ra thị trường nên an toàn với khoang miệng.
Ngoài ra, niềng pha lê cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Chất liệu dễ vỡ: Mắc cài pha lê có thể dễ nứt vỡ, sứt mẻ nếu bạn tác động lực quá lớn trong quá trình ăn uống, vệ sinh.
- Chi phí cao: Niềng pha lê có chi phí cao hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài kim loại.
- Bị nhiễm màu: Một số trường hợp thường xuyên ăn thực phẩm, nước uống có màu đậm cũng khiến mắc cài bị nhiễm màu gây mất thẩm mỹ.
Tìm hiểu thêm:
Giá niềng răng mắc cài kim loại cập nhật mới nhất
Niềng răng pha lê khác niềng răng sứ thế nào?
Nhiều người nhầm tưởng rằng niềng răng pha lê và niềng răng mắc cài sứ là một. Tuy nhiên thực tế đây là 2 phương pháp chỉnh nha khác nhau, chỉ tương đồng ở một số đặc điểm.
Dưới đây là bảng so sánh niềng pha lê và niềng răng sứ để bạn dễ dàng phân biệt:
Niềng pha lê |
Niềng răng sứ |
||
Giống nhau |
|
||
Khác nhau |
Cấu tạo |
Mắc cài được làm từ đá Crystal hoặc Sapphire trong suốt, không màu sắc |
Mắc cài 100% chất liệu sứ cao cấp, trắng sáng nhưng không trong suốt như pha lê |
Độ bền |
Nhờ chất liệu đá cao cấp nên niềng pha lê có độ bền cao hơn |
Vật liệu sứ dễ bị nứt vỡ, sứt mẻ hơn |
|
Sự tiện lợi |
Mắc cài pha lê có thiết kế nhỏ, bo tròn góc cạnh nên người dùng thoải mái |
Mắc cài sứ thiết kế to, diện tích lớn, tạo cảm giác khó chịu khi dùng |
|
Chi phí |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Xem thêm:
Niềng răng mắc cài sứ – Lý do nên lựa chọn
Chi phí thực hiện
Chi phí niềng răng mắc cài pha lê dao động từ 40.000.000 – 80.000.000 đồng. Số tiền khách hàng chi trả sẽ khác nhau ở từng đối tượng vì còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Tay nghề bác sĩ.
- Chính sách giá của nha khoa.
- Tình trạng bệnh lý răng miệng.
- Mức độ khuyết điểm trên răng.
- Phương pháp niềng răng.
Dưới đây là bảng giá niềng pha lê cập nhật mới nhất bạn đọc có thể tham khảo:
Tên dịch vụ | Đơn vị | Giá tham khảo (VNĐ) |
---|---|---|
Niềng pha lê thường | 1 ca | 40,000,000₫ - 50,000,000₫ |
Niềng pha lê tự buộc | 1 ca | 50,000,000₫ - 60,000,000₫ |
Niềng pha lê mặt trong | 1 ca | 60,000,000₫ - 80,000,000₫ |
Một số lưu ý khi niềng răng pha lê
Để niềng răng pha lê đạt được hiệu quả cao nhất và không gặp biến chứng khi điều trị, cần chú ý:
- Chọn nha khoa có danh tiếng, có giấy phép hoạt động rõ ràng và đội ngũ chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm để niềng răng.
- Lắng nghe kỹ sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp và tuân thủ đúng chỉ định.
- Hạn chế thực phẩm dai, cứng vì chúng khiến mắc cài dễ bị hư hỏng, ưu tiên ăn đồ ăn mềm, xốp, được ninh nhừ hoặc cắt nhỏ thức ăn để giảm áp lực lên răng.
- Hạn chế thực phẩm có màu đậm như trà, cà phê, rượu vang, nước ngọt có gas, nước sốt tương, cà, củ dền nếu không muốn mắc cài pha lê bị ố vàng, xỉn màu.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách thông qua việc chải răng mỗi ngày 2 lần, dùng bàn chải lông mềm, máy tăm nước, chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, thức ăn thừa.
- Bỏ các thói quen xấu có hại cho răng và mắc cài như cắn bút, cắn vật cứng, dùng răng mở nắp chai, nghiến răng.
- Khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh nên đeo khí cụ bảo vệ miệng.
- Trong trường hợp gặp chấn thương hoặc bị bung tuột mắc cài, dây cung cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.
- Sau khi kết thúc niềng răng và tháo mắc cài, khách hàng cần đeo hàm duy trì khoảng 6 – 12 tháng để tránh răng chạy lại vị trí cũ.
- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được siết mắc cài thường xuyên, đảm bảo răng dịch chuyển đúng phác đồ điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Niềng răng nên ăn gì? Lời khuyên của chuyên gia
Thắc mắc liên quan
Một số thắc mắc liên quan đến niềng răng pha lê cùng câu trả lời chi tiết được ở nội dung dưới đây:
Niềng răng pha lê có đau hay không?
Niềng răng pha lê về bản chất vẫn là niềng răng mắc cài, khi thực hiện bác sĩ gắn hệ thống khí cụ trực tiếp lên răng nên chắc chắn bạn sẽ có cảm giác đau nhức ở một vài giai đoạn như: Lần đầu gắn khí cụ, những lần siết mắc cài, khi nong hàm, nhổ răng, tách kẽ răng.
Mức độ và tần suất đau khi niềng răng sẽ phụ thuộc vào cơ địa, cách chăm sóc tại nhà của khách hàng và tay nghề, trình độ của bác sĩ thực hiện.
Để giảm đau khi niềng pha lê, bạn nên:
- Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp thực sự cần thiết.
- Chườm lạnh ở bên ngoài khu vực đau nhức.
- Sử dụng nước muối ấm để súc miệng sau mỗi bữa ăn giúp làm lành nhanh tổn thương.
- Hạn chế ăn nhai, ăn thức ăn mềm và mát.
Sau khi niềng pha lê bao lâu mới có kết quả?
Tùy từng tình trạng răng miệng cũng như trình độ của bác sĩ và kế hoạch điều trị mà thời gian nhìn thấy kết quả niềng răng sẽ khác nhau. Một số trường hợp sẽ nhìn thấy sự thay đổi sau vài tuần đầu đeo mắc cài, tuy nhiên những trường hợp khác cần 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn.
Những thay đổi ban đầu liên quan đến việc răng dịch chuyển ở giai đoạn đầu tiên và những thay đổi lớn hơn sẽ rõ rệt sau một thời gian dài chỉnh nha. Để biết rõ về thời gian và quá trình răng dịch chuyển, nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia niềng răng của mình.
Niềng pha lê là phương pháp chỉnh nha hiệu quả, được nhiều người lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao, giúp dịch chuyển răng về đúng vị trí một cách nhanh chóng. Nếu đang có nhu cầu chỉnh nha bằng phương pháp này, bạn hãy tìm đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, xây dựng phác đồ điều trị và báo giá chi tiết. Đặc biệt nên chú ý cách chăm sóc, vệ sinh, ăn uống tại nhà để đạt được kết quả niềng răng cao nhất.
Xem thêm:
Bảng giá niềng răng suốt mới nhất hiện nay
Đừng bỏ qua:
Niềng răng hàm dưới giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!