Niềng răng nên ăn gì

Niềng Răng Nên Ăn Gì? 8 Thực Phẩm Tốt Cho Người Niềng Răng

Dịch vụ

Bài viết được kiểm duyệt bởi: Booking Smile

Cố vấn chuyên môn: Bác Sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Giám đốc nha khoa Vidental
  • Bác sĩ ckii Răng Hàm Mặt - Thực hiện 5000+ ca chỉnh nha thành công
Theo dõi Booking Smile trên goole news

Niềng răng nên ăn gì là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Bởi chế độ ăn nhai có thể quyết định đến hiệu quả chỉnh nha cuối cùng. Thông thường, sau khi niềng, răng dần trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, bạn cần thiết lập chế độ ăn nhai đúng chuẩn để hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý 8 loại thực phẩm tốt cho người niềng răng giúp bạn đọc dễ dàng thay đổi thực đơn hằng ngày. 

Giải đáp: Niềng răng nên ăn gì? 

Niềng răng là kỹ thuật nha khoa chỉnh hình khá phổ biến hiện nay. Phương pháp này có thể xử lý triệt để tình trạng răng thưa, răng hô móm, răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn nặng. Nha sĩ sẽ sử dụng một bộ khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung, thun niềng răng, khay niềng gắn trực tiếp lên răng nhằm tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về vị trí chuẩn trên cung hàm. 

Niềng răng nên ăn gì là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm
Niềng răng nên ăn gì là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm

Bên cạnh quy trình, thời gian và chi phí thì niềng ăn nên ăn gì cũng là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống sau chỉnh nha có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng. Do vậy, người bệnh cần chú ý ăn nhai theo đúng chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là danh sách các món ăn tốt cho người niềng răng mà bạn có thể tham khảo: 

Cháo – Niềng răng nên ăn gì tốt nhất? 

Cháo là ứng cử viên đầu tiên trong danh sách niềng răng nên ăn gì. Món ăn này có kết cấu sánh, lỏng, được chế biến từ những thực phẩm giàu dinh dưỡng như gạo, yến mạch, thịt và các loại rau củ quả theo sở thích. Trong giai đoạn đầu mới chỉnh nha, bạn nên ưu tiên các loại cháo chay để hạn chế lực nhai tối đa. Sau khi răng dần ổn định, người bệnh có thể bổ sung các món cháo thịt bằm, cháo tôm, thịt xé sợi để đa dạng thực đơn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Cháo có kết cấu mềm, thích hợp cho những người niềng răng
Cháo có kết cấu mềm, thích hợp cho những người niềng răng

Súp 

Ngoài cháo, súp cũng là món ăn được nhiều người niềng răng yêu thích. Món ăn này có hương vị thơm ngon, nguyên liệu đa dạng theo sở thích, kết cấu lỏng, dễ nuốt, không cần dùng lực nhai quá nhiều. Ngoài ra, súp cũng là món ngon giàu dinh dưỡng, cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, tinh bột cho cơ thể trong giai đoạn mới niềng răng. 

Trong giai đoạn mới đeo niềng, bạn nên ưu tiên món mềm, lỏng như súp
Trong giai đoạn mới đeo niềng, bạn nên ưu tiên món mềm, lỏng như súp

Bạn có thể tham khảo cách chế biến món súp ngon từ các đầu bếp nổi tiếng để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý cân đối giữa các thực phẩm giàu chất xơ, tinh bột và protein, tránh tình trạng thiếu hụt một số nhóm chất cần thiết. Ngoài ra, khi chế biến xong, bạn phải chờ súp nguội rồi mới ăn. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng giãn, nở hoặc đứt dây chun do dùng súp quá nóng.

Bún, phở – Niềng răng nên ăn gì? 

Sau khi răng dần ổn định trên cung hàm, bạn có thể bổ sung món bún, phở vào thực đơn hằng ngày. Đây cũng là món ăn tương đối mềm, dễ nhai dễ nuốt nên không gây ảnh hưởng đến hệ thống khí cụ bên trong khoang miệng. Hơn nữa, bún, phở còn cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể nên bạn có thể ăn thường xuyên.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu mới chỉnh nha, người bệnh không nên ăn thịt thát lát hoặc xé sợi trong bát bún, phở. Bởi chúng rất dễ mắc vào mắc cài gây khó khăn cho việc vệ sinh và làm sạch. Về lâu dần, các sợi thịt sẽ tích tụ trong kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công khoang miệng gây ra một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Từ đó ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng. 

Món ăn chế biến từ trứng 

Tất cả các món ăn chế biến từ trứng đều cung cấp hàm lượng protein, vitamin D cao – đây là những chất vô cùng cần thiết cho người niềng răng. Ngoài ra, trong trứng còn chứa thành phần Fluor và axit amin có khả năng ngấm sâu vào men răng giúp răng chắc khỏe hơn mỗi ngày. Hơn nữa, trứng có thể chế biến được rất nhiều món ăn từ hấp, xào, luộc theo sở thích của từng người. Đồng thời các món ăn từ trứng khá thơm ngon, mềm, xốp, rất thích hợp cho những ngày đầu mới chỉnh nha. 

Các món ăn chế biến từ trứng cũng được rất nhiều người ưa chuộng khi niềng răng
Các món ăn chế biến từ trứng cũng được rất nhiều người ưa chuộng khi niềng răng

Sữa và các sản phẩm từ sữa – Niềng ăn nên ăn gì? 

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với cơ thể con người, đặc biệt là trong giai đoạn niềng răng. Sữa bò, phô mai, sữa chua đều chứa thành phần có lợi cho sức khỏe răng miệng như: phốt pho, magiê, vitamin D, canxi và protein. Các chế phẩm từ sữa không chỉ giúp răng chắc khỏe mà còn bổ sung đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cần thiết, hạn chế tình trạng sụt cân, hóp má khi niềng răng. 

Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người niềng răng
Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người niềng răng

Thêm vào đó, những thực phẩm này còn sản xuất dưới dạng mềm, lỏng, dễ nuốt, không gây ảnh hưởng đến quá trình răng dịch chuyển. Tuy nhiên, bạn không nên thay thế hoàn toàn sữa cho bữa ăn chính mà nên chia nhỏ thành những bữa ăn phụ trong ngày để cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Canh hầm nhừ 

Những món canh hầm nhừ như canh mồng tơi, canh khoai mềm, canh rau ngót, canh rau củ đều rất tốt cho người niềng răng. Bạn nên thay đổi thực đơn hằng ngày để tránh nhàm chán và cân bằng đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, khi chế biến, người bệnh cần chú ý kết hợp các loại rau củ quả và thực phẩm giàu canxi và vitamin giúp răng chắc khỏe hơn. 

Sinh tố, nước ép trái cây 

Trong những ngày siết răng, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu, thậm chí chán ăn. Giải pháp ngay lúc này là những món sinh tố, nước ép trái cây mát lạnh giúp giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất như táo, bơ, cam, dâu hoặc kết hợp nhiều loại với nhau để tạo ra thức uống yêu thích. 

Sinh tố và nước ép trái cây là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày đầu mới niềng răng
Sinh tố và nước ép trái cây là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày đầu mới niềng răng

Đồ ăn chế biến từ cá

Các chuyên gia nhận định, đồ ăn chế biến từ cá rất mềm, tơi, không đòi hỏi lực nhai nhiều, thích hợp cho những người niềng răng. Đặc biệt, trong các loại cá biển, điển hình như cá hồi hoặc cá ngừ chứa hàm lượng omega-3 cao, vừa tốt cho răng miệng vừa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu. 

Niềng răng nên kiêng ăn gì để tránh đau nhức

Ngoài những thực phẩm tốt kể trên, bệnh nhân cũng cần hạn chế sử dụng những loại đồ ăn độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Dưới đây là danh sách những thực phẩm không nên ăn trong giai đoạn chỉnh nha mà bệnh nhân cần đặc biệt chú ý: 

Đồ cứng 

Đồ ăn cứng sẽ tác động một lực lớn đến xương hàm, mắc cài, dây cung và thun niềng răng. Từ đó khiến răng dịch chuyển lệch khỏi quỹ đạo chuẩn, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả chỉnh nha. Ngoài ra, nếu nhai thực phẩm cứng thường xuyên, bạn sẽ gặp tình trạng bung mắc cài hoặc tuột mắc cài. Lúc này, người bệnh bắt buộc phải đến cơ sở y tế để kiểm tra hoặc điều chỉnh lại gây mất thời gian và tốn kém chi phí. 

Thực phẩm dai 

Trong những ngày mới niềng răng, bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm dai, cụ thể như thịt sấy, hoa quả sấy, kẹo dẻo,… Những món ăn này khá được ưa chuộng trên thị trường tuy nhiên chúng có tính dẻo, dinh và cần dùng lực nhai nhiều. Từ đó khiến tình trạng đau nhức răng ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu nhai thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng trật khớp cắn và đau khớp thái dương hàm gây ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng. 

Niềng răng không nên ăn thực phẩm có tính dai hoặc dẻo, dễ bám dính vào kẽ răng
Niềng răng không nên ăn thực phẩm có tính dai hoặc dẻo, dễ bám dính vào kẽ răng

Ngoài ra, đồ ăn dẻo, dai rất dễ bám lại trên răng khiến việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Lâu dần sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và ăn sâu vào tủy răng, làm phát sinh một số bệnh lý nha khoa nguy hiểm. 

Thực phẩm giòn, nhiều vụn 

Không ăn thực phẩm giòn, nhiều vụn như bánh quy, bim bim, bánh mì trong quá trình niềng răng. Bởi các vụn thức ăn có thể bám sâu trong mắc cài hoặc kẽ chân răng gây khó khăn cho việc vệ sinh và làm sạch. Về lâu dài, nếu không có biện pháp khắc phục sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. 

Đồ ngọt 

Trong giai đoạn niềng răng, bạn cần chú ý kiểm soát lượng đồ ngọt nạp vào cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Các loại đồ ngọt như bánh kẹo, thức ăn nhanh đều chứa hàm lượng tinh bột và đường cao gây ăn mòn men răng, phá hủy lớp ngà răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vào bên trong tủy răng gây thối tủy, chết tủy, thậm chí nhiễm trùng hoặc hoại tử răng. 

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh 

Các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây đau nhức, ê buốt chân răng khiến răng trở nên yếu dần. Ngoài ra, bạn cũng phải tìm cách khắc phục thói quen nhai đá lạnh thường xuyên. Bởi chúng là nguyên nhân chính dẫn đến sai lệch khớp cắn hoặc hỏng khí cụ bên trong khoang miệng. 

Nước ngọt có ga 

Nước ngọt có ga chứa hàm lượng axit cao gây bào mòn men răng, phá hủy lớp ngà trong bên trong và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công tủy răng. Hơn nữa, chúng có thể tác dụng với dây cung hợp hợp kim loại gây ra phản ứng oxy hóa, từ đó làm hỏng toàn bộ khí cụ chỉnh nha. Thêm vào đó, nước ngọt có ga là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý nha khoa nguy hiểm, điển hình như sâu răng, viêm nha chu, chảy máu chân răng,…

Giải đáp các câu hỏi liên quan đến vấn đề niềng răng ăn gì

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề niềng răng ăn gì được rất nhiều khách hàng quan tâm: 

Niềng răng bao lâu thì ăn cơm nhai bình thường? 

Sau khi gắn khí cụ niềng răng, bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn uống bình thường theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, trong những ngày đầu mới chỉnh nha, bạn nên ưu tiên sử dụng thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ nuốt như cháo, súp. Khi răng ổn định hơn, người bệnh có thể ăn cơm mềm cùng với canh hầm, thịt xay nhuyễn và các món nấu nhừ. Chú ý lực nhai để không làm ảnh hưởng đến khớp cắn và quá trình răng dịch chuyển. 

Sau khi chỉnh nha ăn kem được không? 

Trong những ngày đầu mới niềng răng, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức, ê buốt do lực siết từ hệ thống khí cụ. Giải pháp lúc này là chườm lạnh hoặc ăn chút kem mềm, xốp. Chú ý không sử dụng loại kem có hạt bởi chúng dễ mắc vào răng khiến tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. 

Trong giai đoạn niềng răng, bạn chỉ nên ăn lượng kem vừa đủ
Trong giai đoạn niềng răng, bạn chỉ nên ăn một chút kem mềm, xốp

Uống bia trong giai đoạn chỉnh nha có sao không? 

Bia, rượu là thức uống không được khuyến khích trong giai đoạn niềng răng. Bởi chúng dễ làm hỏng men răng khiến răng nhạy cảm hơn, từ đó phát sinh nhiều vấn đề nha khoa nghiêm trọng. Trong những trường hợp bắt buộc phải uống rượu bia, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau đó. 

Lưu ý quan trọng về vấn đề ăn nhai trong giai đoạn chỉnh nha

Theo các chuyên gia, việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng là nền tảng giúp đẩy nhanh quá trình niềng răng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng về vấn đề ăn nhai khi chỉnh nha mà bạn nắm rõ: 

  • Bạn cần ăn đủ bữa, tránh tình trạng suy nhược, mất năng lượng hoặc thiếu máu do bỏ ăn dài ngày. 
  • Nên nhai một lượng thức ăn vừa đủ nhằm hạn chế tình trạng đứt dây cung. Đồng thời, người bệnh cần chú ý nhai đều hai bên hàm để phân bố đồng đều lực siết lên toàn bộ các răng. 
  • Ăn chậm và cắt nhỏ thức ăn trước khi đưa vào miệng. Điều này giúp kiểm soát lực nhai và tránh vụn thức ăn mắc vào kẽ răng. 
  • Không dùng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh gây ảnh hưởng để hệ thống khí cụ trong khoang miệng. Ngoài ra, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấy cũng có thể làm hỏng men răng và tổn thương các mô mềm xung quanh. 
  • Thay đổi thực đơn hằng ngày với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là sau những ngày siết răng. Điều này giúp hạn chế tình trạng chán ăn, gây sụt cân và hóp má khi niềng răng. 
  • Tăng cường bổ sung rau sạch và các loại trái cây bởi chúng chứa hàm lượng canxi, vitamin D giúp răng chắc khỏe, tránh tình trạng đau nhức, ê buốt kéo dài. 
  • Bạn nên dùng các loại bàn chải chuyên dụng để loại bỏ cặn thức ăn thừa trên mắc cài, sau đó chải răng với lực nhẹ nhàng bằng kem đánh răng dành cho người niềng răng. Cuối cùng là súc miệng với nước muối ấm để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại cho răng. 
  • Đầu tư thiết bị chăm sóc răng miệng thông minh cũng là một trong những cách vệ sinh răng niềng hiệu quả. Các thiết bị này có thể làm sạch mảng bám và cặn thức ăn thừa ở sâu trong kẽ răng và trên mắc cài, từ đó ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. 
  • Bên cạnh đó, bạn cần khắc phục những thói quen xấu như tật nghiến răng, dùng răng mở nắp chai để tránh ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha cuối cùng. 
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá trong suốt giai đoạn niềng răng bởi nicotin có trong thuốc lá có thể làm hỏng khí cụ và gây bào mòn men răng. Ngoài ra, thuốc lá còn làm giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó vi khuẩn dễ dàng tấn công vào các vết thương hở gây nhiễm trùng, hoại tử, đặc biệt là những người mới nhổ răng để chỉnh nha. 
  • Tái khám răng định kỳ để bác sĩ kiểm tra hệ thống mắc cài, dây cung và thun niềng răng. Đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh như tuột dây cung do nhai quá mạnh,… 

Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin và giải đáp chi tiết thắc mắc “niềng răng nên ăn gì?”. Người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân để lựa chọn các món ăn phù hợp. Hy vọng, qua bài viết trên bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, từ đó bổ sung thêm các món ăn tốt cho người niềng răng vào thực đơn hàng ngày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục

Niềng Răng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Tốt Không? Chi Phí Cụ Thể
Giải Đáp: Chỉnh Răng Mọc Lệch Không Cần Niềng Được Không? 
Niềng Răng Có Hết Lệch Mặt Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Những Người Không Nên Niềng Răng? Chuyên Gia Giải Đáp