Phương pháp niềng răng hiện nay đã rất phổ biến, nhờ lực kéo từ khí cụ niềng sẽ dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Lúc này, bạn sẽ sở hữu một hàm răng đều đặn, đúng khớp cắn, nụ cười duyên dáng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện được phương pháp này. Vậy những người không nên niềng răng là trường hợp nào? Cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về phương pháp niềng răng chỉnh nha
Niềng răng là phương pháp phổ biến trong điều trị nha khoa nhằm dịch chuyển vị trí và hình dáng của răng, cải thiện sức khỏe vùng lợi. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, mỗi loại sẽ có những đặc điểm, chất liệu, hiệu quả niềng và mức giá khác nhau.
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 1 đến 2 năm, thậm chí có trường hợp kéo dài đến 3 năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với niềng răng và thậm chí khi niềng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.
Trường hợp những người không nên niềng răng
Dù là một phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng phương pháp này, điển hình là các trường hợp sau:
Phụ nữ mang thai
Khi mang thai, cơ thể sẽ có nhiều sự thay đổi, việc này sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra, khi niềng răng có thể khiến lợi bị sưng, viêm và các bệnh lý răng miệng khác. Nếu có nhu cầu niềng, bạn hãy đợi qua thời gian sau sinh hãy thực hiện dịch vụ này để đảm bảo an toàn nhất.
Người có bệnh lý nha chu nghiêm trọng
Người bị viêm nha chu không nên niềng răng vì cảm giác đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, có thể làm răng lung lay và nặng nhất là mất răng. Trước khi quyết định niềng răng, bạn cần đến nha sĩ thăm khám và điều trị viêm nha chu trước, sau đó mới bắt đầu quá trình niềng răng để tránh các rủi ro không mong muốn cho sức khỏe răng lợi.
Người có vấn đề về xương hàm
Khi gặp các vấn đề với xương hàm, cụ thể như kích thước không phù hợp, xương hàm quá nhỏ có thể khiến bạn gặp khó khăn hơn trong việc niềng răng. Lúc này, bạn sẽ cần tiến hành phẫu thuật điều chỉnh xương hàm trước và sau niềng răng mới đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đối với trường hợp xương hàm yếu, khi thực hiện niềng sẽ không dịch chuyển được về vị trí mong muốn. Khí cụ niềng răng sẽ tác động lực siết và có thể gây ảnh hưởng tới cả xương hàm và răng. Nếu không điều chỉnh hàm trước thì khi niềng rất có thể sẽ tác động tiêu cực tới răng, thậm chí là rụng răng.
Người có vấn đề về khớp hàm
Khi niềng răng, các vấn đề như thoái hóa khớp có thể tăng nguy cơ rủi ro cho sức khỏe răng, lợi. Lực tác động từ khí cụ niềng có thể khiến bạn bị đau nhức, khó chịu ở phần khớp hàm. Khi đối mặt với tình trạng này, bạn cần đến gặp nha sĩ để có giải pháp phù hợp.
Người mắc phải một số bệnh lý toàn thân
Nếu bạn đang gặp phải các bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư máu, động kinh, tâm thần,… không nên thực hiện niềng răng. Khả năng miễn dịch của bạn lúc này sẽ rất yếu, khi niềng răng, tác động lực để dịch chuyển răng có thể gây nguy hiểm, dễ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, khi niềng răng có thể sẽ thấy căng thẳng, điều này có thể khiến bệnh tái phát, ảnh hưởng tới tính mạng.
Người có phản ứng dị ứng với vật liệu chỉnh nha
Nếu là người có cơ địa dễ dị ứng, bạn không nên thực hiện niềng răng vì rất có thể sẽ gặp dị ứng với vật liệu chỉnh nha. Điều này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe tổng thể. Nếu vẫn có mong muốn niềng, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các bác sĩ để được tư vấn chi tiết nhất.
Trường hợp nên niềng răng
Dưới đây là những trường hợp bạn nên áp dụng phương pháp niềng răng:
- Răng hô: Khi niềng sẽ giúp răng dịch chuyển về đúng khớp cắn, tạo sự cân đối cho khuôn miệng, giúp bạn tự tin hơn.
- Răng thưa: Răng sẽ dịch chuyển khít nhau hơn, đảm bảo thẩm mỹ, tránh tình trạng thức ăn giắt vào các kẽ. Cải thiện phát âm, đặc biệt là lúc nói ngoại ngữ.
- Răng mọc lệch, chen chúc nhau: Dịch chuyển răng về đúng vị trí, giúp toàn hàm đều đặn hơn.
- Răng cắn hở: Cải thiện phát âm, giao tiếp, đặc biệt là thẩm mỹ và giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc nắm được các trường hợp nên niềng và những người không nên niềng răng. Hơn hết, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra kỹ càng nhất. Hy vọng những thông tin trên đã có thể giúp ích được cho bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!