Mất Chân Răng Có Sao Không? Biện Pháp Phục Hình Hiệu Quả

Mất Chân Răng Có Sao Không? Biện Pháp Phục Hình Hiệu Quả

Dịch vụ

Bài viết được kiểm duyệt bởi: Booking Smile

Cố vấn chuyên môn: Bác Sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Giám đốc nha khoa Vidental
  • Bác sĩ ckii Răng Hàm Mặt - Thực hiện 5000+ ca chỉnh nha thành công
Theo dõi Booking Smile trên goole news

Mất răng bao gồm cả phần chân răng là tình trạng không hiếm gặp, nguyên nhân có thể xuất phát từ chấn thương, bệnh lý hoặc chế độ ăn uống và cách chăm sóc chưa đúng. Lúc này nhiều người lo lắng liệu mất chân răng có sao không, làm thế nào để khắc phục. Để biết cách xử lý trong trường hợp này, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông tin được Booking Smile chia sẻ ở bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân mất chân răng

Hiện tượng mất chân răng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt răng có thể gãy rụng ở bất kỳ vị trí nào trên cung hàm. Theo tìm hiểu, những nguyên nhân gây ra tình trạng mất chân răng đó là:

  • Do tuổi tác: Tuổi tác có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Khi tuổi càng cao, các bộ phận dần lão hóa và không thực hiện đúng chức năng dẫn đến sức khỏe răng miệng kém hơn. Rất nhiều trường hợp rụng răng ở giai đoạn này. 
  • Tai nạn, chấn thương: Trong quá trình sinh hoạt, lao động, làm việc hoặc chơi thể thao, chúng ta có thể gặp tai nạn, chấn thương dẫn đến mất răng hoàn toàn, bao gồm cả phần chân răng.
  • Thói quen ăn uống không đúng: Thực tế có không ít trường hợp thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, chế biến sẵn hoặc thực phẩm quá dai, cứng. Về lâu dài, những món ăn này sẽ ảnh hưởng đến hàm răng, tăng nguy cơ răng lung lay và mất chân răng hoàn toàn.
Cắn vật cứng khiến bạn bị mất chân răng
Cắn vật cứng khiến bạn bị mất chân răng
  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Cách chăm sóc hàng ngày là yếu tố quan trọng quyết định đến độ chắc khỏe của răng. Việc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến thức ăn thừa bám dính, mảng bám tích tụ và vi khuẩn tấn công. Lúc này bạn có nguy cơ bị sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu cùng nhiều bệnh lý khác, dẫn đến mất răng.
  • Được chỉ định nhổ bỏ: Nhiều trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch gây ra cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến các răng xung quanh nên được bác sĩ chỉ định nhổ bổ, thường là ở vị trí răng khôn.
  • Bệnh lý: Mất chân răng có thể là hệ quả của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư vùng hàm mặt, ung thư xương hàm, nang bướu xương hàm.
  • Nguyên nhân khác: Theo nghiên cứu, nhiều người bẩm sinh không có răng và chân răng ở một vài vị trí. Ngoài ra, thói quen hút thuốc lá quá thường xuyên cũng tác động đến răng và khiến chúng bị rơi rụng. 

Mất chân răng có sao không?

Mất răng sẽ tạo ra những khoảng trống trên cung hàm và gây ra nhiều hệ quả. Vậy mất răng có sao không? Các chuyên gia của Booking Smile cho biết những rủi ro bạn có thể gặp phải trong trường hợp này đó là:

  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Hàm răng đều đẹp là yếu tố quan trọng giúp gương mặt trở nên cân đối, hài hòa. Nếu bị mất răng, những khoảng trống sẽ gây mất thẩm mỹ, nhất là khi mất răng nanh, răng cửa. Lúc này người bệnh sẽ trở nên tự ti, e ngại, hạn chế giao tiếp với những người xung quanh. 
  • Giảm khả năng ăn nhai: Răng thực hiện chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Nếu bị mất răng ở vị trí răng hàm, răng nanh, khả năng ăn nhai bị suy giảm, người bệnh không thể ăn thực phẩm dai, cứng, có cảm giác ăn không ngon, dần suy nhược cơ thể. 
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh lý: Tình trạng mất răng là nguyên nhân để vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy, hôi miệng. Bên cạnh đó, nếu không sớm tìm biện pháp khắc phục, bạn còn gặp các bệnh về đường tiêu hóa, thần kinh và ảnh hưởng đến xoang hàm. 
Mất chân răng trong thời gian dài có thể gây hôi miệng
Mất chân răng trong thời gian dài có thể gây hôi miệng
  • Khó khăn khi phát âm: Không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, răng còn hỗ trợ cho quá trình phát âm. Trong trường hợp mất chân răng, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát âm, không thể nói chuẩn, thậm chí còn bị nói ngọng.
  • Tiêu xương hàm: Khi mất răng không được phục hình sẽ có khả năng cao bị tiêu xương hàm. Lý do là bởi ở vị trí răng đã mất có nhiều khoảng trống, lực nhai tác động lên xương hàm không còn, quá trình sinh trưởng của tế bào giảm. Khi đó, người bệnh sẽ bị tụt nướu, da mặt chảy xệ, lão hóa nhanh và trông già hơn so với tuổi thật. 

Xem thêm:

Nhổ răng không trồng lại có sao không?

Phương pháp phục hình hiệu quả

Có thể thấy, mất răng còn chân răng hay không cũng đều gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bệnh lý khác. Do vậy những trường hợp này được bác sĩ khuyến khích tìm biện pháp phục hình từ sớm. Nhiều người thắc mắc rằng mất chân răng có trồng được không, các chuyên gia khẳng định rằng điều này hoàn toàn có thể.

Dưới đây là 3 phương pháp trồng răng khi mất chân răng được áp dụng phổ biến nhất:

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là kỹ thuật trồng răng giả vĩnh viễn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Phương pháp này sử dụng trụ Titanium cấy trực tiếp vào xương hàm, sau đó mão sứ được gắn lên trên để thay thế cho răng thật. Bạn có thể yên tâm vì trụ và mão răng được làm từ chất liệu lành tính nên đảm bảo an toàn, không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng.

Cấy ghép Implant có tuổi thọ lâu bền, bảo vệ răng miệng tốt nhất
Cấy ghép Implant có tuổi thọ lâu bền, bảo vệ răng miệng tốt nhất

Trồng răng bằng phương pháp Implant giúp lấy lại khả năng ăn nhai tương đương răng thật, bạn không cần kiêng khem, trong khi đó tuổi thọ răng có thể lên đến 20 năm hoặc lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. Ưu điểm của kỹ thuật này là ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm và các bệnh lý răng miệng, tuy nhiên phục hình Implant có giá khá cao và thời gian thực hiện thường dài đến 6 tháng nên một số trường hợp còn băn khoăn.

Xem thêm:

Nên trồng răng loại nào chắc chắn, tuổi thọ cao nhất

Cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ là giải pháp hoàn hảo cho những ai bị mất một hoặc một vài răng. Khi tiến hành, bác sĩ sẽ mài hai răng kế cạnh làm trụ và gắn cầu răng có chứa mão sứ lên trên để giúp khách hàng đảm bảo khả năng ăn uống cũng như tính thẩm mỹ cho gương mặt.

Để bắc cầu răng sứ thì hai răng bên cạnh vị trí răng đã mất phải còn chắc khỏe, không có dấu hiệu lung lay, nhạy cảm, khi đó bác sĩ sẽ mài răng theo một tỷ lệ nhất định để bảo tồn răng tối đa. Phương pháp bắc cầu răng sứ cho bạn hàm răng đều, đẹp, hài hòa với khuôn mặt, khả năng ăn nhai đến 90%, tuy nhiên cũng tồn tại một số nhược điểm. Đầu tiên nếu bác sĩ mài răng quá tỷ lệ, không đúng kỹ thuật sẽ khiến răng thật dễ bị lung lay, gãy rụng. .

Xem thêm:

Trồng răng sứ không có chân răng

Hàm giả tháo lắp

Hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng truyền thống, đã xuất hiện cách đây khá lâu đời và thường phù hợp với những đối tượng bị mất nhiều răng hoặc người lớn tuổi mất răng toàn hàm. Hàm giả có cấu tạo gồm khung và răng giả được thiết kế tương tự răng thật. Cách trồng răng sứ này được thực hiện khá đơn giản, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để chế tác răng và gắn lên khuôn hàm của khách hàng, không mất nhiều thời gian như cấy ghép Implant.

Hàm giả tháo lắp thường được dùng cho người lớn tuổi
Hàm giả tháo lắp thường được dùng cho người lớn tuổi

Làm hàm giả tháo lắp có chi phí thấp nhất trong các phương pháp vừa được nêu ra, tuy nhiên còn tồn tại nhiều nhược điểm như: Khả năng ăn nhai tương đối, tuổi thọ không cao, răng giả dễ bị rơi ra trong quá trình ăn uống, nói chuyện, ngoài ra, kỹ thuật phục hình này cũng không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm và một số bệnh lý răng miệng khác.

Xem thêm:

Trồng răng sứ vĩnh viễn là gì?

Để biết nên trồng răng loại nào, bạn nên đến trực tiếp nha khoa, nhờ bác sĩ tư vấn chi tiết và dựa vào nhu cầu, khả năng tài chính của bản thân. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định, nếu có điều kiện kinh tế, tốt nhất bạn nên cấy ghép Implant sẽ cho độ bền chắc cao và tuổi thọ lâu dài, tránh được những biến chứng, rủi ro khi bị mất chân răng về sau.

Mất chân răng là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, chấn thương, tai nạn, cách chăm sóc, vệ sinh tại nhà. Hiện tượng này nếu kéo dài và không khắc phục sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Do đó các chuyên gia của Booking Smile khuyên rằng bạn nên đến nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn và lựa chọn phương pháp phục hình phù hợp, đảm bảo răng miệng chắc khỏe, không mắc bệnh lý hay gặp biến chứng nguy hiểm. 

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.ijmedrev.com/article_68712_02a7c59e6d37a2d3616a11a9964378bd.pdf.
  2. https://www.alliedacademies.org/articles/understanding-tooth-loss-causes-consequences-and-treatment-options.pdf.
  3. https://d-nb.info/1238509290/34.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục

Cách Trồng Răng Sứ Chuẩn Y Khoa Được Thực Hiện Thế Nào?
Sau Khi Nhổ Răng Bao Lâu Thì Trồng Lại Được - Giải Đáp Chi Tiết
Có Nên Trồng Răng Sứ Không - Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Sau Khi Nhổ Răng Bao Lâu Thì Trồng Implant Được? Giải Đáp