Răng trám có niềng được không là thắc mắc của nhiều khách hàng. Chuyên gia cho biết trường hợp này vẫn niềng được nhưng cần thận trọng để không làm sứt mẻ miếng trám.
Hiện nay có 3 phương pháp niềng răng trám phổ biến và hiệu quả nhất là: Niềng mắc cài thường, niềng mắc cài tự buộc và niềng răng trong suốt, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn kỹ thuật chỉnh nha phù hợp.
Răng trám có niềng được không?
Rất nhiều người thắc mắc răng trám có niềng được không. Các chuyên gia khẳng định là CÓ, tuy nhiên phải thực hiện hết sức cẩn thận để không làm nứt vỡ vật liệu trám trên răng.
Mặc dù miếng trám được làm từ vật liệu bền chắc như sứ cao cấp, composite, tuy nhiên nếu niềng răng ở cơ sở thiếu uy tín, bác sĩ không đủ kinh nghiệm, điều chỉnh lực siết khí cụ không phù hợp sẽ làm vỡ miếng trám, đồng thời hiệu quả chỉnh nha không được như mong đợi.
Răng trám niềng bằng phương pháp nào?
Với những ai băn khoăn trám răng có niềng được không thì bạn vẫn có thể thực hiện được với một trong các phương pháp sau:
Niềng răng mắc cài thường
Bác sĩ sử dụng mắc cài gắn cố định trên răng và dùng chun buộc để giữ dây cung trong rãnh mắc cài, tạo lực nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn, bao gồm cả răng đã trám.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp.
- Hiệu quả nắn chỉnh răng tốt.
- Phù hợp với tất cả đối tượng, bao gồm cả người có răng khấp khểnh, lệch lạc nghiêm trọng.
Nhược điểm:
- Thẩm mỹ không cao.
- Dễ bị bung tuột dây cung, mắc cài.
- Thường xuyên phải đến nha khoa kiểm tra, điều chỉnh khí cụ.
- Khó khăn khi vệ sinh.
- Khí cụ gây trầy xước mô mềm trong miệng.
Niềng răng mắc cài tự buộc
Có cơ chế tương tự niềng răng mắc cài thường, tuy nhiên dây buộc được thay thế bằng hệ thống nắp trượt tự động để dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài.
Ưu điểm:
- Độ chắc chắn, ổn định cao, rút ngắn thời gian chỉnh nha.
- Không lo bung tuột khí cụ.
- Mắc cài tự buộc giúp hạn chế tổn thương mô mềm trong miệng.
- Khóa tự động chống bám dính thức ăn trên mắc cài.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn niềng bằng mắc cài thường.
- Thẩm mỹ không cao.
Niềng răng trong suốt
Phương pháp này sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt thiết kế cá nhân hóa phù hợp với khuôn răng của từng khách hàng.
Ưu điểm:
- Tháo lắp linh hoạt.
- Nắn chỉnh răng tốt.
- Dễ dàng ăn nhai, vệ sinh.
- Không gây trầy xước, tổn thương mô mềm trong miệng.
- Tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Không phù hợp với người có răng lệch lạc, khấp khểnh nghiêm trọng.
Lưu ý niềng răng sau khi trám
Có thể thấy trám răng rồi có niềng được, tuy nhiên bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất:
- Nên niềng răng ở nha khoa uy tín, đảm bảo dịch vụ tốt, có bác sĩ giỏi, tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm, sử dụng khí cụ chất lượng.
- Chọn thời điểm niềng răng phù hợp, không nên niềng ngay sau khi trám vì miếng trám chưa bám dính chặt trên răng, dễ bị nứt vỡ.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn thực phẩm dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh, thay vào đó nên ăn cháo, súp, thức ăn nấu chín mềm hoặc cắt nhỏ.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách, dùng bàn chải dành riêng cho người niềng răng, chải răng theo chiều dọc, kết hợp chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa dễ hơn.
- Tránh tác động lực mạnh lên răng, không dùng răng cắn vật cứng, mở nắp chai, loại bỏ thói quen xấu như nghiến răng.
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho vấn đề răng trám có niềng được không được chuyên gia giải đáp. Để đảm bảo hiệu quả, an toàn, tránh làm hỏng miếng trám gây tốn kém thêm chi phí, bạn nên thận trọng trong quá trình niềng răng. Tốt nhất hãy lựa chọn nha khoa uy tín, đồng thời tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách ăn uống, vệ sinh, chăm sóc tại nhà để sớm sở hữu hàm răng đều đẹp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!