Răng lung lay khi niềng là tình trạng không hiếm gặp, có thể do bác sĩ thực hiện tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm hoặc do bản thân khách hàng không tuân thủ đúng chỉ định khi chăm sóc tại nhà. Hiện tượng này gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, cản trở quá trình niềng răng.
Để khắc phục bạn có thể đến nha khoa để bác sĩ tháo niềng, điều trị bệnh nha khoa, chỉnh lực siết răng hoặc nhổ răng nếu cần.
Răng lung lay khi niềng do đâu?
Hiện tượng răng lung lay khi niềng không hiếm gặp, thường do một số nguyên nhân như:
- Răng dịch chuyển vị trí: Dưới tác động của mắc cài, dây cung, răng sẽ bắt đầu dịch chuyển để về đúng vị trí chuẩn. Lúc này tình trạng răng lung lay có thể xảy ra, ít nhất trong 3 – 5 ngày đầu niềng răng. Tuy nhiên răng lung lay lúc này chỉ xảy ra ngoài mô nướu, không ảnh hưởng đến chân răng bên trong.
- Bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật: Nếu bạn niềng răng với bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm, thực hiện sai kỹ thuật, tạo lực siết răng quá mạnh dễ gây tụt lợi, lộ chân răng ra ngoài, từ đó răng bị lung lay.
- Không xử lý bệnh răng miệng trước khi niềng: Những trường hợp có bệnh nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng, nếu không được xử lý dứt điểm trước khi bắt đầu chỉnh nha sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến răng lung lay, nghiêm trọng hơn còn mất răng vĩnh viễn.
- Răng yếu: Cơ địa răng yếu cũng là nguyên nhân chính khiến răng lung lay khi niềng. Khi hệ thống khí cụ tạo áp lực lên răng quá mạnh sẽ tác động đến chân răng, tăng nguy cơ răng gãy rụng.
- Chăm sóc sai cách: Khi chăm sóc răng miệng sai cách như sử dụng bàn chải lông cứng, chải răng quá mạnh, tác động nhiều đến chân răng không chỉ khiến mắc cài, dây cung bị bung tuột mà còn ảnh hưởng xấu đến răng, nướu, gây lung lay.
Răng lung lay khi niềng có sao không?
Hiện tượng răng lung lay khi niềng nếu không được xử lý từ sớm có thể gây ra nhiều tác hại như:
- Răng trở nên nhạy cảm quá mức, dễ ê buốt và đau nhức, đặc biệt khi ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc đồ ăn quá dai, cứng.
- Cản trở quá trình ăn nhai, thức ăn khó nghiền nát sẽ giảm cảm giác ngon miệng, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe tổng thể.
- Trong trường hợp răng lung lay, suy yếu phải chịu lực siết mạnh từ mắc cài sẽ dễ sứt mẻ, gãy vỡ hoặc rụng hoàn toàn.
- Răng lung lay khiến quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, thức ăn dễ bám dính, mảng bám tích tụ gây bệnh nha khoa như viêm lợi, viêm tủy răng, sâu răng,…
- Nếu bác sĩ siết răng không đúng cách gây tụt nướu, tiêu xương, làm sai lệch khớp cắn, thậm chí bắt buộc phải nhổ răng.
- Làm ảnh hưởng xấu đến quá trình chỉnh nha, kéo dài thời gian chỉnh nha, có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Cách khắc phục răng lung lay khi niềng?
Có nhiều cách khắc phục tình trạng răng lung lay khi niềng, phụ thuộc vào mức độ lung lay, tình trạng răng miệng và nguyên nhân gây ra:
- Tháo niềng và điều trị nha khoa: Nếu răng bị lung lay do vấn đề nha khoa, bác sĩ cần tháo khí cụ chỉnh nha để kiểm tra, xử lý dứt điểm bệnh răng miệng, loại bỏ cao răng, sau đó mới cho khách hàng đeo niềng trở lại.
- Điều chỉnh lực siết răng: Khi răng có biểu hiện lung lay, thường là do lực siết răng quá mạnh khiến chân răng suy yếu. Lúc này bác sĩ cần điều chỉnh dây cung, mắc cài để giảm áp lực lên răng, sao cho phù hợp với từng giai đoạn niềng.
- Nhổ răng: Với những người có răng lung lay nghiêm trọng, không thể xử lý, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ để quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi. Sau đó khách hàng có thể được trồng răng mới để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Cách hạn chế tình trạng răng lung lay khi niềng
Để hạn chế tình trạng răng lung lay khi niềng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn địa chỉ uy tín để niềng răng, đảm bảo các bác sĩ có trình độ cao, đủ chuyên môn, thực hiện đúng kỹ thuật, không gây biến chứng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị dứt điểm những vấn đề nha khoa trước khi bắt đầu niềng răng, không để ảnh hưởng đến răng khỏe mạnh.
- Loại bỏ những thói quen xấu như nhai vật cứng, cắn móng tay, nghiến răng để tránh gây hại cho răng khi niềng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc và tác động lực vừa đủ, không chà xát quá mạnh, ngoài ra bạn nên dùng thêm máy tăm nước, nước súc miệng để làm sạch răng tốt nhất.
- Tránh xa thực phẩm quá dai, cứng, dẻo vì chúng dễ khiến răng bị lung lay, đồng thời hạn chế lực nhai mạnh để không gây áp lực lớn lên răng.
- Nên tái khám nha khoa định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để điều chỉnh lực siết mắc cài, lấy cao răng, xử lý vấn đề phát sinh.
Răng lung lay khi niềng là tình trạng nghiêm trọng, cần đặc biệt chú ý để tránh mất răng vĩnh viễn và gây cản trở quá trình chỉnh nha cũng. Tốt nhất bạn nên tìm nha khoa uy tín để niềng răng, đồng thời tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách vệ sinh, ăn uống, sinh hoạt khi niềng răng, đảm bảo không gây áp lực xấu lên răng, đạt hiệu quả chỉnh nha cao nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!