Niềng răng (chỉnh nha) là phương pháp điều chỉnh các sai lệch răng, khớp cắn, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và mang lại nụ cười thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng móm sau khi tháo niềng. Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bạn đạt được kết quả niềng răng hoàn hảo.
Tại sao niềng răng xong lại bị móm?
Theo chia sẻ từ chuyên gia tại Booking Smile, những trường hợp bị móm sau khi niềng thường do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau
Sai sót do kỹ thuật niềng
Thường sai sót do kỹ thuật là tới từ :
- Bác sĩ ban đầu chẩn đoán chưa chính xác, khiến kế hoạch điều trị chưa tối ưu
- Kỹ thuật gắn mắc cài, điều chỉnh lực kéo gặp sai sót dẫn tới răng di chuyển không như dự kiến
Niềng răng là một kỹ thuật phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực cũng như kinh nghiệm điều trị dày dặn. Trong quá trình chỉnh nha, tay nghề bác sĩ đóng vai trò quyết định rằng ca niềng có thành công hay không. Do đó, nếu niềng răng xong bị móm, bạn cần xem xét lại về bác sĩ đảm nhận điều trị niềng cho bạn.
Công nghệ niềng răng lạc hậu
Công nghệ niềng răng ngày càng được hiện đại hóa và phát triển nhằm cải thiện quá trình niềng răng cũng như tối ưu hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, có nhiều trung tâm, phòng khám nha khoa vì lợi nhuận vẫn chấp nhận sử dụng các thiết bị, công nghệ cũ, chất lượng thấp trong điều trị chỉnh nha. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra biến chứng sau niềng như móm, sâu răng, tổn thương nướu…
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chăm sóc răng miệng sau khi niềng sai cách có thể gây ra nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng răng bị móm. Điều này xảy ra trong một số trường hợp cụ thể như:
- Không vệ sinh răng miệng đúng cách dẫn đến hình thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và sự hình thành mảng bám. Từ đó gây viêm nhiễm nướu, cản trở quá trình răng di chuyển về vị trí mới.
- Không tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ theo dõi tiến độ răng di chuyển. Hậu quả là răng không dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị ban đầu của bác sĩ.
- Răng bị móm do người bệnh không đeo hàm duy trì sau khi niềng.
Nhìn chung, việc niềng răng xong bị móm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trong quá trình niềng phát hiện tình trạng này, tốt hơn hết nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân và thực hiện khắc phục nhanh chóng.
Xem thêm:
Tác hại của niềng răng và cách khắc phục hiệu quả nhất. Lời khuyên từ bác sĩ
Để tránh biến chứng móm sau khi niềng răng, bạn cần:
- Lựa chọn nha sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm niềng răng.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của nha sĩ.
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
- Sử dụng dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên dụng cho người niềng răng.
- Đi khám nha khoa định kỳ để kiểm tra tiến độ điều trị.
Cách khắc phục tình trạng móm sau niềng
Để khắc mục tình trạng móm sau niềng, bạn cần đến gặp bác sĩ để đánh giá tình hình và nhận tư vấn kịp thời và áp dụng một số hướng giải quyết dưới đây
- Niềng răng lại: Nếu móm là do răng di chuyển chưa đúng vị trí, bác sĩ có thể điều chỉnh kế hoạch niềng và chỉ định kéo dài thời gian chỉnh nha. Điều này đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng các kỹ thuật tiên tiến với độ chính xác cao.
- Phẫu thuật chỉnh hình: Trong trường hợp móm do xương hàm, phẫu thuật hàm để kéo hoặc đẩy lùi xương hàm dưới là cần thiết. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần tiếp tục niềng răng thêm một thời gian.
- Tìm kiếm cơ sở nha khoa khác: Nếu bạn nghi ngờ về nguyên nhân gây móm sau niềng hoặc mất niềm tin vào nơi điều trị cũ, hãy tìm đến một phòng khám nha khoa uy tín và có tay nghề cao hơn.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng niềng răng xong bị móm. Hy vọng qua những chia sẻ từ Booking Smile, bạn đọc hiểu thêm về tình trạng trên và chuẩn bị cho bản thân kế hoạch điều trị niềng răng đạt kết quả tốt nhất.
Nguồn tham khảo:
- Tạp chí Nha khoa Việt Nam
- Hiệp hội Chỉnh nha Hoa Kỳ (AAO)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!