Niềng Răng Giữ Lại Răng Khểnh Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

Niềng Răng Giữ Lại Răng Khểnh Được Không? Cần Lưu Ý Gì?

Dịch vụ

Bài viết được kiểm duyệt bởi: Booking Smile

Cố vấn chuyên môn: Bác Sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Giám đốc nha khoa Vidental
  • Bác sĩ ckii Răng Hàm Mặt - Thực hiện 5000+ ca chỉnh nha thành công
Theo dõi Booking Smile trên goole news

Rất nhiều khách hàng băn khoăn niềng răng giữ lại răng khểnh được không. Các chuyên gia khẳng định có thể giữ lại răng khểnh khi niềng. Tuy nhiên để có hàm răng đều đẹp, chắc khỏe, ngăn ngừa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tốt nhất bạn nên niềng răng khểnh.

Một số phương pháp niềng răng khểnh hiệu quả đó là: Niềng mắc cài thường, sử dụng mắc cài tự buộc và niềng răng trong suốt.

Niềng răng giữ lại răng khểnh được không?

Răng khểnh là răng số 3 nằm trên cung hàm, không hỗ trợ cho quá trình ăn nhai, tuy nhiên với nhiều người chúng mang đến giá trị thẩm mỹ, sự duyên dáng, ấn tượng cho gương mặt. Cũng bởi vậy mà không ít khách hàng thắc mắc niềng răng giữ lại răng khểnh được không.

Với câu hỏi này, chuyên gia nha khoa khẳng định NIỀNG RĂNG CÓ THỂ GIỮ LẠI RĂNG KHỂNH. Khi thăm khám, bạn nên trao đổi với bác sĩ về nhu cầu muốn giữ lại răng khểnh để bác sĩ không gắn mắc cài tại vị trí răng này. 

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch chỉnh nha phù hợp, chỉ tập trung dùng lực kéo từ dây cung đến các răng còn lại để đưa chúng về đúng vị trí mong muốn, mang đến cho khách hàng hàm răng đều đẹp.

Thực tế để biết niềng răng giữ lại răng khểnh được không cần thăm khám, chụp phim, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp.

Niềng răng hoàn toàn có thể giữ lại răng khểnh
Niềng răng hoàn toàn có thể giữ lại răng khểnh

Niềng răng có nên giữ lại răng khểnh không?

Trong quan điểm của Nha khoa hiện đại, răng khểnh là hiện tượng răng mọc lệch bất thường, dễ bị tích tụ thức ăn, mảng bám, hình thành vi khuẩn, từ đó tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra chiếc răng này không giúp ích gì cho quá trình ăn nhai, khi tuổi càng cao thì răng khểnh không còn giá trị thẩm mỹ nữa. 

Vì thế các chuyên gia thường khuyên khách hàng nên niềng răng khểnh, đảm bảo dịch chuyển toàn bộ răng lệch lạc về đúng vị trí để có hàm răng đều, chắc khỏe, ăn nhai tốt và ngăn ngừa được bệnh răng miệng về sau.

3 phương pháp niềng răng khểnh phổ biến nhất

Nếu đang có ý định niềng răng khểnh, bạn có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp sau:

Niềng răng mắc cài thường

Kỹ thuật này sử dụng mắc cài gắn trực tiếp lên răng và dây cung được cố định trong rãnh mắc cài nhờ chun buộc. Khách hàng được lựa chọn mắc cài kim loại để giảm chi phí hoặc mắc cài sứ để đảm bảo tính thẩm mỹ.

Niềng răng khểnh bằng mắc cài thường có chi phí thấp
Niềng răng khểnh bằng mắc cài thường có chi phí thấp

Ưu điểm:

  • Niềng răng mắc cài thường là tạo lực siết răng ổn định
  • Phù hợp với mọi trường hợp có răng khấp khểnh, lệch lạc, mang đến hiệu quả cao nhất. 
  • Chi phí hợp lý. 

Hạn chế:

  • Mắc cài dễ bung tuột, dây chun bị giãn, đứt, 
  • Tính thẩm mỹ không cao
  • Khách hàng phải tái khám nhiều lần. 

Niềng răng mắc cài tự buộc

Niềng răng mắc cài tự buộc sử dụng hệ thống khóa tự buộc thay cho chun buộc để dây cung trượt tự do trong rãnh mắc cài, đảm bảo sự chắc chắn trong quá trình chỉnh nha. Kỹ thuật này cũng có 2 loại mắc cài là sứ và kim loại cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Ưu điểm:

  • Lực tác động cố định, không dễ bung tuột như mắc cài thường, tăng hiệu quả niềng răng.
  • Mắc cài được bo tròn góc cạnh, hạn chế cọ xát, đau nhức, chảy máu.
  • Bề mặt mắc cài chống bám dính, tránh thức ăn, mảng bám tích tụ, dễ dàng vệ sinh.
  • Khách hàng ít phải đến nha khoa thăm khám hay chỉnh khí cụ.

Hạn chế:

  • Chi phí dịch vụ niềng răng mắc cài tự buộc cao hơn mắc cài thường.
  • Không đảm bảo tính thẩm mỹ.

Niềng răng trong suốt

Đây là phương pháp chỉnh nha tiên tiến, cho phép khách hàng tháo lắp khí cụ linh hoạt khi cần thiết. Mỗi khách hàng được thiết kế riêng một hệ thống khay niềng với kích thước, hình dáng riêng, tạo lực tác động để các răng dịch chuyển đúng vị trí trên cung hàm.

Trung bình mỗi khay niềng được sử dụng trong khoảng 2 tuần và di chuyển răng khoảng 0,25mm.

Ưu điểm:

  • Khay niềng trong suốt, không bị phát hiện, mang đến tính thẩm mỹ cao.
  • Khách hàng có thể nhìn thấy trước kết quả chỉnh nha thông qua công nghệ hiện đại.
  • Hiệu quả chỉnh nha tốt, không gây trầy xước mô mềm trong miệng.
  • Tháo lắp linh hoạt khi cần ăn uống, vệ sinh hoặc trong tình huống đặc biệt.
  • Hạn chế số lần đến nha khoa.

Hạn chế:

  • Chi phí cao.
  • Cần tuân thủ đủ thời gian đeo khay niềng hàng ngày để đảm bảo hiệu quả.
Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao
Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao

Lưu ý quan trọng khi niềng răng giữ lại răng khểnh

Với những khách hàng có nhu cầu niềng răng giữ lại răng khểnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Nên tìm đến những cơ sở uy tín, đảm bảo bác sĩ niềng răng tay nghề cao, kỹ năng tốt, dày dặn kinh nghiệm và ứng dụng công nghệ cao, máy móc hiện đại khi thực hiện dịch vụ.
  • Trao đổi kỹ với bác sĩ: Khách hàng cần trao đổi kỹ với bác sĩ về mong muốn giữ lại răng khểnh khi niềng răng, thăm khám đầy đủ để bác sĩ quyết định có nên giữ răng khểnh hay không.
  • Tuân thủ đúng chỉ định: Trong suốt quá trình niềng răng, khách hàng phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian tái khám, chế độ ăn uống, vệ sinh để đạt được kết quả cao nhất.
  • Thăm khám khi có vấn đề phát sinh: Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào bất thường, cần nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xử lý. 

Niềng răng giữ lại răng khểnh hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy nhiên không được các bác sĩ khuyến khích. Tốt nhất bạn nên đến nha khoa uy tín để thăm khám, lắng nghe sự tư vấn của chuyên gia, từ đó có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo sở hữu hàm răng khỏe đẹp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục

Niềng Răng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Tốt Không? Chi Phí Cụ Thể
Giải Đáp: Chỉnh Răng Mọc Lệch Không Cần Niềng Được Không? 
Niềng Răng Có Hết Lệch Mặt Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Những Người Không Nên Niềng Răng? Chuyên Gia Giải Đáp