Niềng Răng Có Làm Răng Yếu Đi Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Niềng Răng Có Làm Răng Yếu Đi Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Dịch vụ

Bài viết được kiểm duyệt bởi: Booking Smile

Cố vấn chuyên môn: Bác Sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Giám đốc nha khoa Vidental
  • Bác sĩ ckii Răng Hàm Mặt - Thực hiện 5000+ ca chỉnh nha thành công
Theo dõi Booking Smile trên goole news

Niềng răng có làm răng yếu đi không? Câu trả lời là KHÔNG. Niềng răng chỉ khiến răng yếu đi nếu bác sĩ thiếu kỹ năng, chuyên môn, chưa điều trị dứt điểm vấn đề răng miệng, bị tiêu xương răng, tiêu chân răng hoặc khách hàng chăm sóc không đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết răng yếu sau khi chỉnh nha đó là: Tụt nướu, răng nhạy cảm, sai lệch khớp cắn và dễ mắc bệnh răng miệng.

Ngay khi phát hiện tình trạng này bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Tốt nhất nên chọn địa chỉ uy tín, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về cách vệ sinh, ăn uống, tái khám để răng miệng chắc khỏe và đạt kết quả chỉnh nha tốt nhất. 

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Với thắc mắc niềng răng có làm răng yếu đi không, các chuyên gia khẳng định là KHÔNG. Bản chất của niềng răng là sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, chun buộc, khay niềng trong suốt để nắn chỉnh, dịch chuyển các răng lệch lạc về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm, không xâm lấn cấu trúc răng hay làm suy yếu chân răng.

Niềng răng có làm răng yếu đi nếu bác sĩ thực hiện thiếu kỹ năng, kinh nghiệm
Niềng răng có làm răng yếu đi nếu bác sĩ thực hiện thiếu kỹ năng, kinh nghiệm

Tuy nhiên niềng răng có thể làm răng yếu đi do một số nguyên nhân sau:

  • Bác sĩ thiếu chuyên môn, kinh nghiệm: Bác sĩ niềng răng không thực hiện đúng kỹ thuật, lập phác đồ sai dẫn đến tính toán lực tác động lên răng không chính xác, tăng nguy cơ khiến răng lung lay, gãy rụng. 
  • Chưa điều trị dứt điểm bệnh răng miệng: Nếu không xử lý dứt điểm những vấn đề như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu khiến phần chân răng bị tổn thương, nướu không bám chặt vào chân răng, từ đó răng trở nên yếu hơn.
  • Tiêu xương răng: Các khí cụ chỉnh nha khi kéo răng về đúng vị trí sẽ khiến một phần nhỏ xương hàm bị tiêu biến, nếu tốc độ tái tạo xương chậm sẽ khiến răng bị suy yếu hơn những người khác.
  • Tiêu chân răng: Bác sĩ siết răng không đúng lực làm cho khí cụ đè mạnh lên mạch máu của răng, lúc này  một lượng nhỏ xương ở chân răng bị tiêu biến. Với người có chân răng ngắn, quá trình tiêu chân răng diễn ra nhanh hơn.
  • Chăm sóc răng sai cách: Khách hàng chăm sóc răng miệng sai cách, ăn uống không đủ chất hoặc thường xuyên nhai thực phẩm dai cứng sẽ tác động xấu và khiến răng dần suy yếu.

Dấu hiệu nhận biết răng bị yếu đi sau khi chỉnh nha

Bạn có thể nhận biết tình trạng răng bị yếu sau khi chỉnh nha với những dấu hiệu sau:

  • Răng nhạy cảm: Men răng bị bào mòn, ngà răng lộ ra khiến răng ê buốt nhiều khi ăn đồ nóng hoặc lạnh. 
  • Sai khớp cắn: Răng bị yếu khiến chân răng lỏng lẻo, các răng bị xô lệch, sai khớp cắn nghiêm trọng hơn tình trạng ban đầu.
  • Tụt nướu: Nướu tụt sâu, lộ chân răng rõ ràng, thường gặp nhất ở răng nanh và răng hàm dưới.
  • Mắc bệnh răng miệng: Răng yếu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, sâu răng, hôi miệng.
Răng bị yếu đi sẽ trở nên nhạy cảm, ê buốt nhiều
Răng bị yếu đi sẽ trở nên nhạy cảm, ê buốt nhiều

Cách xử lý răng bị yếu đi sau khi niềng

Trong trường hợp phát hiện răng bị yếu đi sau khi niềng, bạn cần sớm liên hệ với bác sĩ trực tiếp chỉnh nha cho mình để thông báo tình trạng, hẹn lịch tái khám. Sau đó nhanh chóng đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân làm răng yếu đi và có hướng khắc phục phù hợp:

  • Trong trường hợp răng yếu do bệnh lý hoặc cách chăm sóc tại nhà chưa đúng, bác sĩ sẽ xử lý dứt điểm vấn đề răng miệng, hướng dẫn khách hàng về cách vệ sinh, ăn uống hàng ngày.
  • Với khách hàng có răng yếu do bị siết răng quá mạnh, bác sĩ điều chỉnh khí cụ với lực phù hợp. 
  • Đặc biệt đối tượng răng yếu do mật độ xương kém, chân răng ngắn đi, bác sĩ có thể cân nhắc phương án ghép thêm xương răng. 

Lưu ý để tránh làm răng yếu đi khi niềng

Để tránh làm răng bị yếu đi khi niềng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Nên lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Nên lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn
  • Chọn địa chỉ chỉnh nha uy tín, đáng tin cậy, đảm bảo bác sĩ có đủ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, tính toán đúng quá trình răng dịch chuyển, gắn khí cụ đúng cách, đảm bảo niềng răng hiệu quả, an toàn.
  • Điều trị dứt điểm vấn đề nha khoa như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, áp xe răng trước khi niềng.
  • Trao đổi với bác sĩ để chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng mỗi ngày 2 lần theo chiều dọc, không chải chiều ngang, kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn đủ chất, ưu tiên món ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, được cắt nhỏ để tránh tác động lên răng.
  • Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, phát hiện và xử lý bất thường nếu có. 
  • Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong quá trình chỉnh nha, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để khắc phục từ sớm.

Có thể thấy, với thắc mắc niềng răng có làm răng yếu đi không, chuyên gia khẳng định là không nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật và khách hàng chăm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp răng bị yếu sau khi niềng, cần hết sức thận trọng để tránh gặp biến chứng nguy hiểm về sau. Lưu ý chọn nha khoa uy tín, đảm bảo chất lượng để đạt được kết quả cao, sở hữu hàm răng chắc khỏe, đều đẹp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục

Niềng Răng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Tốt Không? Chi Phí Cụ Thể
Giải Đáp: Chỉnh Răng Mọc Lệch Không Cần Niềng Được Không? 
Niềng Răng Có Hết Lệch Mặt Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Những Người Không Nên Niềng Răng? Chuyên Gia Giải Đáp