Đóng Khoảng Trong Niềng Răng Như Thế Nào, Mất Bao Lâu?

Đóng Khoảng Trong Niềng Răng Như Thế Nào, Mất Bao Lâu?

Dịch vụ

Bài viết được kiểm duyệt bởi: Booking Smile

Cố vấn chuyên môn: Bác Sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Giám đốc nha khoa Vidental
  • Bác sĩ ckii Răng Hàm Mặt - Thực hiện 5000+ ca chỉnh nha thành công
Theo dõi Booking Smile trên goole news

Đóng khoảng trong niềng răng là kỹ thuật kéo dịch răng lại sát nhau, đóng khoảng trống trên cung hàm, mang đến cho khách hàng hàm răng đều đẹp hơn. Đây là giai đoạn rất quan trọng, mất khoảng 4 - 8 tháng, có ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha sau cùng nên cần đặc biệt chú ý. 

Có thể dùng Minivis, chun đóng khoảng hoặc hệ thống móc để đóng khoảng răng tùy từng trường hợp. Ngoài ra một số vấn đề có thể gặp ở giai đoạn này là: Khí cụ tì vào lợi, dây cung thừa đâm vào má, răng đau, ê buốt, răng lung lay nhẹ

Đóng khoảng trong niềng răng thực hiện thế nào?

Đóng khoảng được hiểu là việc bác sĩ tăng lực siết để kéo các răng về đúng vị trí, đóng các khoảng trống trên cung hàm sau khi chân răng và trục răng đã tương đối đều.

Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha cũng như tính thẩm mỹ của hàm răng và khả năng ăn nhai. Kỹ thuật này được thực hiện khi đã niềng răng được từ 4 – 10 tháng, sau giai đoạn làm thẳng răng và điều chỉnh chân răng.

Đóng khoảng trong niềng răng được thực hiện với 3 kỹ thuật chính:

  • Kéo răng sau ra trước: Đây là kỹ thuật được thực hiện với khách hàng bị móm, khớp cắn ngược hoặc sai lệch khớp cắn. Bác sĩ sẽ kéo răng ra trước để hàm răng cân đối hơn thông qua thao tác buộc cố định các khối răng trước và lần lượt kéo từng răng sau ra trước để đóng khoảng niềng răng.
  • Kéo răng trước ra sau: Thường áp dụng cho trường hợp răng hô, vẩu, bị chìa ra ngoài nhiều. Để đóng khoảng niềng răng, bác sĩ sẽ dùng chun chuỗi hoặc lò xo có 2 móc kéo nhằm mục đích mắc từ khối răng sau vào mắc cài ở răng trước, từ đó kéo răng trước ra phía sau. Khi kéo răng, khách hàng cần thay lò xò sau 4 – 6 tuần và thay chun chuỗi sau 2 – 3 tuần.
  • Kéo song song cả răng trước và răng sau: Đóng khoảng niềng răng trong trường hợp này được thực hiện bằng cách buộc cố định cả nhóm răng trước và nhóm răng sau thành từng khối và tiến hành kéo bằng lò xo hoặc chun chuỗi. Sau khi kéo khối răng, hai hàm sẽ khớp nhau, khớp cắn chuẩn và răng đều hơn.
Đóng khoảng trong niềng răng giúp các răng sát khít, đều đẹp hơn
Đóng khoảng trong niềng răng giúp các răng sát khít, đều đẹp hơn

Đóng khoảng trong niềng răng mất bao lâu?

Thông thường, đóng khoảng trong niềng răng sẽ kéo dài từ 4 – 8 tháng, có thể được rút ngắn hoặc kéo dài tùy vào tình trạng răng miệng của từng người. Cụ thể:

  • Vị trí răng: Nếu đóng khoảng cho răng cửa, răng nanh với chân răng dài và sâu, thời gian kéo thường dài hơn so với những răng khác.
  • Phương pháp niềng: Khi sử dụng minivis và móc để đóng khoảng cho hiệu quả cao hơn nhờ tạo lực kéo ổn định, chắc chắn hơn chun buộc, nhờ vậy thời gian thực hiện được rút ngắn.
  • Khí cụ được sử dụng: Những nha khoa sử dụng khí cụ chất lượng cao cho cho hiệu quả đóng khoảng tốt hơn, nhanh hơn.
  • Độ tuổi: Niềng răng và đóng khoảng niềng cho trẻ em có xương hàm đang phát triển, răng chưa hoàn thiện nên dễ dàng kéo dịch hơn so với người lớn vì xương hàm đã cố định, chắc chắn.

3 phương pháp đóng khoảng trong niềng răng

Hiện nay có 3 phương pháp đóng khoảng trong niềng răng:

Dùng Minivis

Dùng Minivis đóng khoảng phổ biến cho trường hợp răng hô, móm, lệch lạc từ mức độ nhẹ đến phức tạp. Khi thực hiện bác sĩ sẽ đặt minivis cố định vào xương hàm, tạo điểm neo giữ chun chuỗi, lò xo cho quá trình đóng khoảng. Nhờ Minivis, các răng không bị xô lệch về phía trước, từ đó giảm mức độ hô của răng, đồng thời giúp kéo nhóm răng phía trước lại để đóng kín khoảng trống giữa các răng.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả cao.
  • Minivis dùng cho nhiều trường hợp khác nhau khi cần đóng khoảng trong niềng răng.
  • Tận dụng khoảng trống nhổ răng để sắp xếp các răng đều hơn.
  • Khách hàng khó bị phát hiện có Minivis trong miệng.

Hạn chế:

  • Sử dụng Minivis có giá thành cao hơn các kỹ thuật thông thường.
  • Dễ gây đau nhức, khó chịu cho khách hàng ở những ngày đầu cắm minivis.
Có nhiều khí cụ được dùng để đóng khoảng trong niềng răng
Có nhiều khí cụ được dùng để đóng khoảng trong niềng răng

Dùng hệ thống móc

Hệ thống móc được dùng khi khoảng cách giữa các răng không quá lớn. Móc được gắn vào giữa các răng cần đóng khoảng, tạo lực kéo dịch răng sát nhau hơn.

Ưu điểm:

  • Tại nha khoa có nhiều loại móc được sử dụng cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Hiệu quả đóng khoảng tốt.

Hạn chế:

  • Khách hàng có cảm giác đau, khó chịu trong thời gian đầu dùng móc.
  • Móc có thể cọ vào mô mềm trong miệng, gây chảy máu.

Chun đóng khoảng

Chun đóng khoảng thường được sử dụng khi các răng đã thẳng hàng, giúp kéo các răng lại sát nhau. Bác sĩ sẽ đặt chun có thể đàn hồi vào giữa 2 răng, tạo lực tác động lên răng, đồng thời kéo chúng sát lại với nhau.

Ưu điểm:

  • Chun đóng khoảng rất nhỏ gọn, không gây tổn thương các bộ phận trong miệng.
  • Không cần thường xuyên đến nha khoa để tháo lắp như hệ thống móc.
  • Quá trình chun kéo dịch răng không gây đau đớn cho khách hàng.

Hạn chế:

  • Hiệu quả chậm nên cần nhiều thời gian để đóng khoảng và dàn răng hơn.
  • Nhiều khách hàng cảm thấy không thoải mái khi đeo chun.
  • Chun chuỗi có khả năng gây kích ứng cho một số đối tượng.

Vấn đề thường gặp khi đóng khoảng trong niềng răng

Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng có thể gây ra một số vấn đề như:

Khách hàng có thể bị đau nhức do khí cụ đâm vào mô mềm trong miệng
Khách hàng có thể bị đau nhức do khí cụ đâm vào mô mềm trong miệng
  • Khí cụ tì vào lợi: Những khí cụ đóng khoảng gồm Minivis, lò xo, móc, chun buộc có thể tác động vào lợi gây đau nhức, trầy xước. Vì thế ngay khi bác sĩ gắn khí cụ trong miệng, bạn hãy cử động môi má để xem có bị cọ xát hay xảy ra vấn đề bất thường không để được xử lý triệt để. Nếu sau đó vẫn bị tì vào lợi, có thể dùng sáp nha khoa, bông gòn bọc vị trí khí cụ cọ xát để tránh chảy máu, giảm đau.
  • Dây cung thừa và đâm vào má: Đây là hiện tượng khá thường gặp do răng dịch chuyển, khoảng trống co lại khiến dây cung thừa ra, đâm vào má và mô mềm trong miệng gây đau nhức khó chịu. Lúc này bạn nên dùng sáp nha khoa bọc đầu dây cung lại và ngay lập tức đến nha khoa để được xử lý.
  • Răng đau, ê buốt: Trong thời gian đầu gắn khí cụ đóng khoảng, răng chịu áp lực lớn, ngoài ra bác sĩ tăng lực siết từ chun buộc, lò xo, minivis sẽ gây khó chịu trong 2 – 3 ngày. Để giảm tình trạng này, bạn có thể dùng đá lạnh chườm bên ngoài má, ngay vị trí sưng đau, dùng nước muối sinh lý ngậm trong 2 phút hoặc dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Răng lung lay nhẹ: Đóng khoảng trong niềng răng có thể khiến răng bị lung lay nhẹ do các răng bị kéo dịch, đây là hiện tượng bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu sau khi khoảng trống đã được đóng lại mà răng vẫn lung lay, đau nhức, cần đến bác sĩ kiểm tra.

Đóng khoảng trong niềng răng là giai đoạn vô cùng quan trọng, được thực hiện với đa số khách hàng chỉnh nha. Để biết bản thân cần đeo khí cụ đóng khoảng ở thời điểm nào và trong bao lâu, bạn nên trao đổi trực tiếp với nha sĩ, khi đó bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể và giải đáp các thắc mắc liên quan.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục

Niềng Răng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Tốt Không? Chi Phí Cụ Thể
Giải Đáp: Chỉnh Răng Mọc Lệch Không Cần Niềng Được Không? 
Niềng Răng Có Hết Lệch Mặt Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia
Những Người Không Nên Niềng Răng? Chuyên Gia Giải Đáp