Thun Niềng Răng

Niềng răng

Bài viết được kiểm duyệt bởi: Booking Smile

Cố vấn chuyên môn: Bác Sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
  • Giám đốc nha khoa Vidental
  • Bác sĩ ckii Răng Hàm Mặt - Thực hiện 5000+ ca chỉnh nha thành công
Theo dõi Booking Smile trên goole news

Thun niềng răng là loại khí cụ quan trọng, đóng vai trò tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Tùy vào mức độ lệch lạc và cấu trúc hàm mà nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thun khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin bao gồm vai trò, phân loại và giải đáp các câu hỏi thường gặp về loại khí cụ này, mời bạn đọc cùng theo dõi. 

Thun niềng răng là gì? 

Tương tự như dây cung, thun niềng răng cũng là một khí cụ quan trọng và không thể thiếu trong quy trình chỉnh nha mắc cài. Chúng có cấu tạo không khác so với các loại chun thông thương tuy nhiên khả năng đàn hồi vượt trội hơn gấp nhiều lần. Thực tế, thun niềng răng được chế tác từ vật liệu cao su y tế an toàn, đạt tiêu chuẩn kiểm duyệt chất lượng nghiêm ngặt từ Bộ Y tế nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm. 

Thun niềng răng giữ vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha
Thun niềng răng giữ vai trò quan trọng trong quá trình chỉnh nha

Xem thêm:

Niềng Răng Nhựa Là Gì? Phân Loại & Định Nghĩa Chi Tiết Nhất

Vai trò của thun niềng răng trong quy trình chỉnh nha 

Thun niềng răng được dùng để nối mắc cài hàm trên với mắc cài hàm dưới nhằm tạo ra lực kéo hỗ trợ dây cung để dịch chuyển răng về vị trí chuẩn trên cung hàm, đồng thời đảm bảo độ sát khít giữa hai hàm. Bên cạnh đó, chúng còn đảm nhiệm chức năng kéo những răng mọc chếch về phía trên xương hàm hoặc răng khểnh về đúng tư thế. Ngoài ra, thun niềng răng còn được áp dụng hiệu quả đối với tình trạng răng hô hoặc răng móm, cụ thể như sau: 

  • Trường hợp răng hô: Thun chỉnh nha sẽ được móc vào mắc cài phía trước của hàm trên và nối với mắc cài phía sau hàm dưới để kéo răng trên về vị trí chuẩn. Cùng lúc đó, chúng còn giữ vai trò kéo răng dưới về phía trước giúp khớp cắn đều, đẹp hơn. 
  • Trường hợp răng móm: Đối với trường hợp này, nha sĩ sẽ sử dụng thun niềng răng tác động một lực vừa đủ lên hàm trên để kéo răng từ từ ra phía trước nhằm ổn định khớp cắn hàm. 

Trường hợp chỉ định dùng thun chỉnh nha 

Như đã phân tích ở trên, thun niềng răng là một thành phần quan trọng quyết định đến hiệu quả của phương pháp niềng răng mắc cài. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng loại khí cụ này. 

Theo các chuyên gia, việc có sử dụng dây cung chỉnh nha hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Nếu khớp cắn không ổn định, bác sĩ bắt buộc phải gắn thun niềng răng để hỗ trợ mắc cài và dây cung. Dưới đây là một vài trường hợp chỉ định sử dụng thun niềng răng trong nha khoa: 

  • Răng mọc chen chúc, khấp khểnh hoặc xô đẩy nhau. 
  • Người bị hô hoặc móm nặng.
  • Bệnh nhân bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. 
  • Răng mọc lệch khuôn hàm hoặc răng nanh chỉa ra phía trước. 

5 loại thun niềng răng phổ biến nhất hiện nay 

Tùy vào tình trạng răng miệng và cấu trúc hàm của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần đeo thun niềng răng hay không. Hiện nay, trên nay trên thị trường có nhiều loại thun chỉnh nha khác nhau, cụ thể: 

Thun liên hàm 

Thun liên hàm được chế tác từ vật liệu cao su y tế cao cấp, tính đàn hồi cao, thường được sử dụng để kéo răng khểnh, răng mọc lệch về vị trí chuẩn, đồng thời điều chỉnh khớp cắn giữa hai hàm. Vị trí gắn thun sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ khấp khểnh của răng.

Thun liên hàm - Loại thun được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha
Thun liên hàm – Loại thun được sử dụng phổ biến trong chỉnh nha

Bác sĩ có thể móc vào mắc cài phía trên nối với mắc cài phía dưới hoặc gắn vào minivis. Thực tế, thun liên hàm được sản xuất dưới nhiều dạng với độ dày mỏng khác nhau. Do đó, bạn không nên tự ý đeo thun niềng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa để tránh ảnh hưởng đến kết quả niềng răng. 

Thun chuỗi 

Tương tự như thun liên hàm, thun chuỗi cũng là khí cụ được sử dụng phổ biến trong phương pháp niềng răng mắc cài. Do vật liệu chế tác từ cao su cao cấp nên có độ đàn hồi tốt và khả năng tương thích sinh học cao. Thun chuỗi được thiết kế với các vòng cao su tạo thành mổ dải hình chữ O gắn trực tiếp lên mắc cài trên cùng một cung hàm. Cơ chế hoạt động của loại thun này là tạo ra lực kéo giúp lấy đầy khoảng trống giữa các răng với nhau. Thun chuỗi được phân thành 3 loại nhu sau: 

  • Thun chuỗi ngắn: Thun chuỗi ngắn gồm 3 hoặc 4 vòng cao su hình chữ O, được dùng với mục đích liên kết 3  – 4 răng lại gần nhau. 
  • Thun chuỗi dài: Loại này gồm nhiều vòng cao chu hình chữ O, có thể lấp đầu nhiều khoảng trống trên cùng một cung hàm. 
  • Thun chuỗi liên tục (thun đóng): Thun chuỗi liên tục chỉ có duy nhất 1 chun để liên kết giữa hai răng cạnh nhau. 
Thun chuỗi có tác dụng lấy đầy khoảng trống giữa các răng trên cùng một cung hàm
Thun chuỗi có tác dụng lấy đầy khoảng trống giữa các răng trên cùng một cung hàm

Trong quá trình chỉnh nha, tùy vào tình trạng khoảng trống giữa các răng mà bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân sử dụng loại thun chuỗi phù hợp. 

Thun đơn

Thun đơn được sử dụng để cố định dây cung và mắc cài lại với nhau, thường dùng trong giai đoạn đầu chỉnh nha. Loại chun này có màu sắc đa dạng, phù hợp với sở thích của từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là học sinh, sinh viên, trẻ nhỏ. Thun đơn có độ đàn hồi kém hơn so với các loại thun niềng răng khác, do đó bạn cần phải thường xuyên thay mới để đảm bảo lực kéo cho răng. 

Thun tách kẽ

Thun tách kẽ là những vòng tròn có kích thước khoảng 1mm, được làm từ cao su hoặc kim loại. Chúng có tác dụng tạo khoảng trống giữa kẽ răng số 6 và số 7 để đặt band niềng răng giúp quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn. Thun tách kẽ được chia làm 2 loại sau: 

  • Thun tách kẽ cao su:

Thun tách kẽ cao su được làm hoàn toàn từ nhựa cao su nguyên chất, đạt tiêu chuẩn kiểm định khắt khe của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn, lành tính đối với sức khỏe con người. Do được chế tác từ cao su nên loại thun này có độ cứng và tính đàn hồi khá tốt. 

Thun tách kẽ giúp tạo khảo trống giữa các kẽ răng
Thun tách kẽ giúp tạo khảo trống giữa các kẽ răng

Sau khi đặt thun tách kẽ bằng cao su vào giữa kẽ răng số 6 và số 7, lực đàn hồi của thun sẽ tác động lên răng giúp dịch chuyển răng ra 2 bên. Nhờ đó tạo khoảng trống vừa đủ để bác sĩ đặt khâu niềng. Khi tạo khoảng trống đủ, thun sẽ tự động rơi ra ngoài mà không gây tổn thương đến mô mềm hoặc ảnh hưởng đến mắc cài bên trong khoang miệng. 

  • Thun tách kẽ kim loại:

Thun tách kẽ kim loại được chế tác từ vật liệu kim loại, thiết kế dạng chữ L với hệ thống lò xo phía trong. Chất liệu kim loại trong loại thun này đã được chứng minh an toàn đối với cơ thể người nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm. 

Thực tế, thun tách kẽ kim loại không được sử dụng nhiều như thun tách kẽ cao su. Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ định dùng thun tách kẽ kim loại cho những trường hợp cần tách kẽ khoảng 6 tuần trở lên. Nhược điểm của thun kim loại là không tự rơi ra ngoài khi tạo đủ khoảng trống mà bạn cần đến cơ sở nha khoa để bác sĩ hỗ trợ tháo thun. 

Thêm vào đó, vật liệu kim loại có thể không tương thích với môi trường khoang miệng gây ra tình trạng kích ứng, thậm chí làm hỏng mắc cài và dây cung. Đây chính là lý do vì sao mà thun tách kẽ kim loại không được khuyến khích sử dụng trong quá trình niềng răng. 

Thun kéo

Thun kéo hoạt động theo cơ chế trượt giúp răng di chuyển theo nhiều hướng khác nhau, đồng thời điều chỉnh khớp cắn về vị trí chuẩn. Cấu tạo thun kéo khá đặc biệt gồm nhiều vòng liên kết với nhau, được chế tác từ latex cao su y tế cao cấp, an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Thông thường, bác sĩ sẽ gắn một đầu thun kéo ở mắc cài hàm trên, đầu còn lại móc vào mắc cài hàm dưới sao cho thun nằm thẳng đứng hoặc chéo giữa hai hàm. Nhờ đó tạo ra áp dụng dịch chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm. 

Tìm hiểu thêm:

Niềng Răng Bao Lâu Thì Tháo? Giải Thích Chi Tiết Nhất

Lưu ý khi sử dụng thun chỉnh nha để đảm bảo hiệu quả tối đa

Khi đeo thun niềng răng, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: 

  • Thun niềng răng có độ đàn hồi nhất định nên bạn cần thay thường xuyên để đảm bảo tiến độ niềng răng. Cách thay thun niềng răng khá đơn giản, do đó người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà. Trong những ngày đầu chưa quen, bạn nên đứng trước gương để xác định vị trí thun niềng răng. Sau khi thành thạo, khách hàng hoàn toàn có thể thay thun mà không cần bất kỳ dụng cụ nào hỗ trợ 
  • Thời gian thay thun tối thiểu là 12 tiếng/lần, tốt nhất bạn nên thay khoảng 2 – 3 ngày/lần. Chú ý tháo thun khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng để tránh vướng víu khó chịu hoặc gây ảnh hưởng đến mắc cài và dây cung trong khoang miệng. 
  • Không nói chuyện hoặc cười quá to khiến dây thun bị kéo căng dẫn đến đứt hoặc tuột. 
  • Vệ sinh tay và miệng sạch sẽ trước và sau khi thay thun, tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo. 
  • Tuyệt đối không đeo 2 hoặc nhiều thun niềng răng cùng một lúc bởi chúng có thể tác động lực mạnh lên chân răng khiến bệnh nhân đau nhức, ê buốt dữ dội. 
  • Trong những ngày đầu mới đeo thun niềng răng, bạn nên ưu tiên ăn những món mềm, dễ nuốt như cháo, súp,… Đồng thời hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo, phải dùng lực nhai nhiều dẫn đến đứt hoặc tuột thun niềng. Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng như sữa chua, hoa quả, trái cây giúp răng chắc khỏe hơn trong giai đoạn chỉnh nha. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải đánh răng dành cho người niềng. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo các thiết bị chăm sóc răng miệng thông minh giúp tăng hiệu quả làm sạch và tránh tình trạng hỏng khí cụ. 
  • Trong quá trình đeo thun chỉnh nha, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Đồng thời tái khám đúng lịch hẹn để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. 
Chú ý đeo thun chỉnh nha đúng cách theo chỉ định của bác sĩ
Chú ý đeo thun chỉnh nha đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân nên khắc phục tật nghiến răng càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ tăng hiệu quả niềng răng mà còn hạn chế những bệnh lý nha khoa nguy hiểm.

Giải đáp những câu hỏi liên quan đến thun chỉnh nha 

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến thun chỉnh nha được nhiều khách hàng quan tâm nhất: 

Đeo thun niềng răng có đau nhức, khó chịu không?

Thực tế, trong giai đoạn đầu mới đeo thun niềng răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng chân răng. Đây là hiện tượng sinh lý khá bình thường nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Lúc này, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ để giảm nhanh cơn đau nhức hoặc áp dụng biện pháp chườm lạnh. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh sẽ làm co mạch máu, từ đó hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị tổn thương và cải thiện tình trạng đau nhức răng đáng kể. 

Trong thời gian đầu đeo thun, bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ
Trong thời gian đầu đeo thun, bạn sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ

Nếu cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng bùng phát nặng, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ. Hiện tượng này có thể xuất phát do lực siết quá mạnh hoặc đeo thun niềng sai cách. 

Nuốt thun chỉnh nha xử lý như thế nào? 

Nuốt thun niềng răng là vấn đề nha khoa khá phổ biến, xảy ra trong quá trình ăn nhai. Theo các chuyên gia, tình trạng này không quá nghiêm trọng nên bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm. Do dây thun được làm từ cao su y tế, phủ bên ngoài một lớp bột ngô an toàn cho sức khỏe. 

Thông thường thun niềng răng sẽ được đào thải ra ngoài thông qua hệ tiêu hóa. Do đó, bạn nên chú ý ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nhiều nước để quá trình đào thải diễn ra nhanh hơn. Nếu gặp bất kỳ biểu hiện gì khác thường, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

Đeo thun chỉnh nha trong bao lâu?

Theo các chuyên gia, thời gian đeo thun niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người. Nếu răng mọc khấp khểnh hoặc sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, bạn cần đeo thun chỉnh nha lâu hơn so với trường hợp răng hô, móm nhẹ. 

Thời gian đeo thun niềng răng bao lâu phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng
Thời gian đeo thun niềng răng bao lâu phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng

Trung bình, bạn cần đeo thun niềng răng khoảng vài tuần đầu sau khi gắn khí cụ để đảm bảo tính ổn định cho toàn bộ cung hàm. Đa phần các ca niềng răng thường sử dụng thun liên hàm bởi độ đàn hồi tốt và chi phí thấp. Để biết chính xác thời gian đeo thun chỉnh nha bao lâu, bệnh nhân có thể hỏi trực tiếp bác sĩ phụ trách. 

Có nên mua dây thun ở ngoài không? 

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều người đã tự mua dây thun niềng răng tại các đại lý hoặc tiệm thuốc và tự thay tại nhà mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc làm này tiềm ẩn nhiều tác hại nguy hiểm bởi thun chỉnh nha giá rẻ thường không đảm bảo chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đặc biệt không đáp ứng quy trình vô trùng, vô khuẩn tối đa. 

Nếu sử dụng thun niềng răng kém chất lượng trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công khoang miệng. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng và sức khỏe cơ sở. Do vậy, bạn tuyệt đối không tự ý mua dây thun niềng răng ở ngoài mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”. 

Nhìn chung, thun niềng răng là loại khí cụ không thể thiếu đối với trường hợp niềng răng lệch lạc, khấp khểnh nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ thông tin và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ y khoa để tăng hiệu quả chỉnh nha. Quan trọng nhất, bạn cần lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn tối đa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *