Dây Cung Niềng Răng
Dây cung niềng răng là loại khí cụ quen thuộc và không thể thiếu trong lĩnh vực nha khoa chỉnh hình. Chúng có đặc tính mềm dẻo, dễ dàng uốn cong, phù hợp với từng giai đoạn chỉnh nha khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết cấu tạo, phân loại, tác dụng và giải đáp những câu hỏi liên quan đến khí cụ này, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng là khí cụ chỉnh nha đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình niềng răng mắc cài. Thông thường, sau khi gắn mắc cài lên răng, nha sĩ sẽ đặt dây cung vào chính giữa để cố định. Nhiệm vụ của dây cung niềng răng là tạo ra lực kéo giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí chuẩn trên cung hàm.
Các chuyên gia nhận định, việc sử dụng dây cung giúp quá trình chỉnh nha diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn gấp nhiều lần, đặc biệt là trong trường hợp răng mọc chen chúc, khấp khểnh hoặc sai lệch khớp cắn nghiêm trọng. Về kích thước, tùy vào giai đoạn niềng mà nha sĩ sẽ sử dụng loại dây cung khác nhau, cụ thể:
- Dây tròn: Kích thước thông dụng là 0.012, 0.014, 0.016 và 0.018.
- Dây tiết diện: Kích thước phổ biến bao gồm: 0.016 x 0.016, 0.016 x 0.022, 0.017 x 0.022, 0.017 x 0.025, 0.018 x 0.022, 0.018 x 0.025 và 0.019 x 0.025.
7 loại dây cung phổ biến nhất hiện nay
Theo các bác sĩ chuyên khoa, dây cung niềng răng thường được làm bằng chất liệu hợp kim kim loại an toàn và lành tính cho sức khỏe con người, đạt tiêu chuẩn kiểm định khắt khe của Bộ Y tế. Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại dây cung chỉnh nha khác nhau, mỗi loại đều sở hữu ưu và nhược điểm riêng, phục vụ cho từng giai đoạn niềng răng cụ thể. Dưới đây là 7 loại dây cung phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay:
Dây cung hợp kim kim loại quý
Nhắc đến dây cung hợp kim kim loại quý người ta thường nghĩ ngay đến một loại khí cụ chỉnh nha có chi phí đắt đỏ. Thực tế, loại dây này được chế tác từ kim loại quý, điển hình là vàng, bạc hay bạch kim với hàm lượng như sau: Vàng (55% – 65%), Bạch kim (5 – 10%), Đồng(11 – 18%), Palladi (5 – 10%) và Niken (1 – 2%).
Dây cung hợp kim kim loại quý được sử dụng trong chỉnh nha từ những năm 1887 nhờ khả năng chống ăn mòn tốt, độ đàn hồi và tính tương thích sinh học khá cao. Tuy nhiên, do mức giá quá cao nên chúng ít được dùng hơn các loại khác.
Dây cung thép không gỉ (Stainless Steel) – Đây cung niềng răng thông dụng
Stainless Steel là loại dây cung niềng răng phổ biến nhất hiện nay. Chúng được sử dụng vào năm 1929 với mục đích thay thế dây cung hợp kim kim loại quý có chi phí đắt đỏ. Sản phẩm này được chế tác từ hợp kim không gỉ thuộc loại austenitic “18-8” với thành phần chính bao gồm: Chromium (17 – 25%), Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).
Ưu điểm của dây cung Stainless Steel là mức giá rẻ, khả năng chống ăn mòn tốt và độ bền cao. Ngoài ra, chúng còn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe con người. Dây cung thép không gỉ được phân chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như:
- Dây 3 sợi twist: Loại dây này có lò xo cao, thích hợp đối với phương pháp niềng răng ở trẻ em. Ngoài ra dây cung 3 sợi twist cũng có độ ổn định cao giúp bác sĩ dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với độ dài hàm.
- Dây nhiều sợi: Dây cung nhiều sợi có vai trò đảm bảo cho sự hoạt động linh hoạt của mắc cài trên răng, tránh tổn thương vùng xương hàm, giảm lực siết quá mạnh lên răng.
- Dây 6 sợi: Dây cung 6 sợi được biết đến với khả năng uốn cong ở mức độ cao, phù hợp cho giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng.
Dây cung hợp kim Beta – Titan
Dây cung hợp kim Beta – Titan có thể sử dụng trong tất cả các giai đoạn niềng răng. Loại dây này được cấu tạo từ hợp kim TMA (Titanium – Molybdenum). Chính vì thế , chúng có độ đàn hồi dai và tính dẻo dai cực tốt. Khi gắn vào giữa rãnh mắc cài, dây cung sẽ tác động lực từ từ lên răng, mang lại hiệu quả ổn định.
Dây cung hợp kim Beta – Titan cũng ít khi bị đứt gãy nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm. Thực tế, nha sĩ thường dùng dây cung Beta – Titan ở giai đoạn cuối quy trình chỉnh nha nhằm tạo ra lực trung bình để kiểm soát độ torque và hoàn thiện những thao tác cuối cùng.
Dây cung hợp kim Niken – Titan
Dây cung hợp kim Niken – Titan thường được bác sĩ sử dụng trong giai đoạn san đều răng trong quá trình chỉnh nha. Loại dây này có mặt trong ngành nha khoa từ năm 1960 do nhà khoa học William F.Buehler nghiên cứu và chế tác.
Tính đến thời điểm hiện tại, chúng vẫn được áp dụng phố biến nhờ tính đàn hồi cao. Được biết, dây cung hợp kim Niken – Titan có độ cứng thấp nhưng lại siêu dẻo nên dễ dàng trở lại hình dạng ban đầu khi gặp nhiệt độ cao. Từ đó giúp làm đều và thẳng cung răng cho những đối tượng niềng răng ở giai đoạn đầu.
Dây cung Tri – Titanium
Dây cung chỉnh nha Tri – Titanium là một trong những loại dây cung phổ biến nhất hiện nay. Chúng thường được nha sĩ sử dụng trong giai đoạn đầu và cuối trước khi hoàn thiện quy trình chỉnh nha.
Loại dây cung này có cấu tạo khá đặc biệt với hai đầu dây cung nhọn và momen xoắn nhằm tạo ra 3 khu vực nhiệt được kích hoạt riêng biệt. Ngoài ra chúng còn được biết đến với độ dẻo dai cao giúp tăng lực kéo ở dây chính xác hơn. Từ đó hạn chế tình trạng đứt dây cung và giảm số lần thay dây cung mới.
Dây cung SE Niti Arch
Dây cung chỉnh nha SE Niti Arch được áp dụng trong các ca niềng răng có độ phức tạp cao. Loại dây này có độ dẻo dai tốt cùng tính đàn hồi tương đối cao. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tương thích trong môi trường khoang miệng, giãn nở tốt khi gặp nhiệt độ cao, từ đó tạo ra lực siết ổn định giúp kéo răng về vị trí chuẩn trên cung hàm. Hơn nữa, dây cung SE Niti Arch có thể kiểm soát độ torque sớm giúp đẩy nhanh quá trình chỉnh nha, đồng thời giảm cảm giác vướng víu, khó chịu cho người đeo niềng.
Dây cung hợp kim Coban – Crom
Dây cung niềng răng Coban – Crom xuất hiện trên thị trường từ những năm 1950. Loại dây này có kết cấu đặt biệt, lực kéo mạnh. Tuy nhiên, chúng lại không được đánh giá cao về độ cứng chắc. Hơn nữa, dây cung Coban – Crom khá dễ gãy, ít bền nên không được sử dụng rộng rãi như các loại dây cung niềng răng khác. Do độ cứng kém nên dây cung Coban – Crom không được chuyên gia khuyến khích dùng trong các ca niềng răng phức tạp, chỉ áp dụng được với tình trạng sai lệch khớp cắn nhẹ.
Vai trò quan trọng của dây cung trong từng giai đoạn chỉnh nha
Mỗi loại dây cung sẽ thích hợp với từng giai đoạn niềng răng riêng, cụ thể:
Giai đoạn đầu: Lắp dụng cụ chỉnh răng
Trong giai đoạn đầu niềng răng, nha sĩ sẽ ưu tiên sử dụng loại dây cung có kích thước bé, độ cứng thấp để gắn vào rãnh giữa của mắc cài. Những loại dây cung này khi gặp nhiệt độ và môi trường thích hợp sẽ cứng dần lên, tạo lực kéo từ từ và ổn định nhằm dịch chuyển chân răng về vị trí chuẩn trên cung hàm. Thực tế giai đoạn lắp dụng cụ chỉnh răng thường kéo dài trong vòng từ 2 – 6 tháng tùy trường hợp.
Giai đoạn 2: Nắn chỉnh chân răng về vị trí chuẩn
Đối với giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung có kích thước lớn và độ cứng cao hơn để tạo lực siết lên răng. Quá trình nắn chỉnh chân răng thường kéo dài 2 – 4 tháng tùy tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Thêm vào đó, trong khoảng thời gian đeo dây cung nắn chỉnh chân răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhức như giai đoạn đầu bởi răng dịch chuyển chậm hơn, lực siết cũng ổn định hơn.
Giai đoạn 3: Đóng khoảng niềng răng
Sau khi chân răng được nắn chỉnh, hàm trở nên đều hơn, bác sĩ sẽ tiến hành công đoạn đóng khoảng niềng răng. Đây là một trong những bước quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình chỉnh nha.
Ở bước này, nha sĩ cần sử dụng dây cung Stainless Steel bởi chúng có độ đàn hồi tương đối tốt. Bác sĩ sẽ dùng lò xo hoặc chun đóng khoảng móc từ răng hàm trong cùng ra răng nhằm lấy đầy các khoảng trống trên cung hàm. Quá trình đóng khoảng niềng răng mất khá nhiều thời gian, khoảng 4 – 8 tháng tùy trường hợp.
Giai đoạn 4: Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì
Khi răng đã chỉnh chuyển dần về vị trí chuẩn trên cung hàm, nha sĩ sẽ sử dụng dây cung niềng răng Niti để nắn chỉnh khớp cắn và duy trì tính ổn định cho hàm. Thông thường, giai đoạn này chỉ kéo dài khoảng từ 2 – 8 tuần và không gây cảm giác đau đớn hay quá khó chịu cho bệnh nhân. Sau khi kết thúc giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì, bạn sẽ có một hàm răng đều, đẹp và thẳng tắp.
Lưu ý quan trọng khi sử dụng dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng là khí cụ không thể thiếu trong phương pháp niềng răng mắc cài. Để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng dây cung, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Trước khi chỉnh nha
Trước khi quyết định chỉnh nha thẩm mỹ, bạn phải tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ. Nến ưu tiên những cơ sở nha khoa chất lượng cao, có thế mạnh về niềng răng. Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt. Bên cạnh đó, những cơ sở nha khoa này thường sử dụng dây cung niềng răng tốt, độ bền cao, ít khi đứt gãy.
Trong quá trình siết răng bằng dây cung
Trong quá trình siết răng bằng dây cung, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày, cụ thể như sau:
- Những ngày đầu mới siết răng, bạn nên ăn những món mềm, dễ nuốt như cháo, súp để tránh tác động mạnh đến cung hàm.
- Không ăn thực phẩm quá cứng, quá dẻo, phải dùng lực nhai nhiều gây tổn thương đến vùng xương hàm và các vị trí xung quanh răng.
- Bổ sung thêm các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa chua, hạt dinh dưỡng, phô mai, rau củ quả, thịt cá nấu kỹ,…
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 ngày/lần bằng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng. Chú ý chải răng với lực nhẹ nhàng để không làm đứt hoặc gãy mắc cài.
- Các nha sĩ khuyến khích bệnh nhân nên đầu tư các thiết bị chăm sóc răng miệng thông minh như bàn chải điện hay máy tăm nước.
- Bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy tăm nước thay thế cho chỉ nha khoa giúp làm sạch và loại bỏ cặn thức ăn thừa trong kẽ răng hoặc mắc cài. Với bàn chải điện, chúng được thiết lập chế độ đánh răng tự động, lực rung nhẹ nhàng, đảm bảo không làm tổn thương nướu và hạn chế tình trạng bung mắc cài.
- Không quên súc miệng bằng nước muối sau khi đánh răng để phòng tránh bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Những câu hỏi thường gặp khi đeo dây cung niềng răng
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến dây cung niềng răng được nhiều khách hàng quan tâm nhất:
Xử lý dây cung bị tuột hoặc đứt như thế nào?
Nếu dây cung bị tuột, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để cố định tạm thời. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được nha sĩ hỗ trợ gắn lại dây cung, tránh tình trạng dây cung đâm vào má hoặc nuốt phải khí cụ niềng răng. Đối với trường hợp dây cung bị đứt, bạn cần thông báo với bác sĩ, đồng thời đến cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt để thay dây cung mới.
Nuốt phải dây cung niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Hiện tượng nuốt phải dây cung khá hiếm gặp tuy nhiên vẫn xảy ra đối với một số trường hợp, đặc biệt là những người có thói quen chải răng mạnh hay thường xuyên nhai đồ cứng. Theo các chuyên gia, tình trạng này khá nguy hiểm nên bệnh nhân không được chủ quan. Nếu không có biện pháp xử lý sớm có thể dẫn đến các biến chứng sau:
- Viêm nhiễm: Do dây cung được chế tạo từ hợp kim kim loại nên dễ gây rách cổ họng khi nuốt phải. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công khiến vết thương bị nhiễm trùng, lở loét nặng.
- Đau dạ dày: Đầu dây cung khá sắc nhọn nên nếu không may nuốt phải có thể làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người.
- Thủng ruột: Khi dây cung trôi xuống cơ quan tiêu hóa có thể làm thành ruột bị thủng gây ra những cơn đau nhức dữ dội cho bệnh nhân.
Nếu lỡ nuốt phải dây cung niềng răng, bạn cần bình tĩnh kiểm tra lại số lượng mắc cài còn lại. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chụp X-quang ổ bụng và tiến hành lấy dây cung ra ngoài, tránh ảnh hưởng đến các bộ phận bên trong cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng phải đến thăm khám và gắn lại dây cung để đảm bảo tiến độ niềng răng.
Quan trọng nhất, người bệnh phải tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ, ăn uống và vệ sinh theo tiêu chuẩn y khoa nhằm phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ vấn đề gì trong giai đoạn đeo dây cung niềng răng, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin liên quan đến dây cung niềng răng. Nhìn chung, đây là loại khí cụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong phương pháp chỉnh nha mắc cài. Chúng đóng vai trò hỗ trợ giúp đẩy nhanh quá trình niềng răng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị bước vào giai đoạn chỉnh nha thẩm mỹ sắp tới.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!