Bé Bị Sâu Răng

Tóm Tắt Bé Bị Sâu Răng

Bé bị sâu răng là hiện tượng thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Nguyên nhân sâu răng thường do di truyền từ mẹ trong quá trình mang thai, chế độ ăn uống không phù hợp, vệ sinh không sạch sẽ, mắc bệnh lý răng miệng.
  • Nhận biết răng sâu qua các dấu hiệu: Răng sâu có vết màu trắng đục, nâu vàng, trẻ bị đau, ê nhức và có mùi hôi khó chịu trong miệng.
  • Sâu răng nếu không được điều trị từ sớm sẽ cản trở việc ăn nhai, tăng nguy cơ viêm nướu, viêm tủy hoặc mất răng vĩnh viễn.
  • Điều trị răng bị sâu có thể bằng phương pháp trám răng, xử lý tủy hoặc nhổ bỏ nếu răng sâu quá nặng. 

Nguyên nhân bé bị sâu răng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sâu răng ở trẻ em:

  • Di truyền: Nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu bị sâu răng, viêm nha chu cũng dễ khiến con bị nhiễm khuẩn và tăng nguy cơ sinh non. Trẻ nhỏ khi chào đời dễ bị sứt răng, sâu răng, thiếu khoáng chất.
  • Thói quen ăn uống: Trong trường hợp chế độ ăn uống của trẻ chứa nhiều tinh bột và đường, đặc biệt là bánh kẹo, nước ngọt sẽ dễ dính lại trên răng, chuyển hóa thành axit làm tổn thương và phá hủy men răng. 
  • Bệnh lý răng miệng: Những trẻ nhỏ mắc bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm tủy răng, răng mọc lệch khiến quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, không thể làm sạch hoàn toàn, dẫn đến sâu răng. 

Dấu hiệu nhận biết bé bị sâu răng

Để nhận biết bé bị sâu răng, phụ huynh nên dựa vào một số biểu hiện sau:

  • Tại chỗ sâu răng xuất hiện vết màu nâu vàng hoặc trắng đục, vết sâu chưa lan ra bề mặt men răng.
  • Đau và ê buốt ở răng, đặc biệt là vùng răng tổn thương chịu kích thích bởi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, thực phẩm nhiều đường, nhiều axit.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, không hết kể cả khi đã vệ sinh răng miệng. 

Tác hại khi trẻ bị sâu răng

Sâu răng ở trẻ nhỏ nếu không được xử lý từ sớm sẽ gây ra nhiều hệ lụy như:

  • Nếu bé bị sâu răng sữa sẽ tăng khả năng cản trở quá trình răng vĩnh viễn mọc bình thường.
  • Sâu răng ở trẻ em có thể là nguyên nhân gây viêm hạch, viêm tủy xương, viêm xoang hàm, viêm mô tế bào. 
  • Sâu răng nặng gây tổn thương tủy răng, dẫn đến viêm tủy, hoại tử tủy hoặc áp xe răng.
  • Bé bị sâu răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai, giảm khả năng nghiền nát thức ăn gây ra tình trạng chán ăn, làm chậm quá trình phát triển và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Răng sữa bị sâu có thể làm hạn chế sự phát triển về mặt ngôn ngữ của trẻ, tăng nguy cơ nói ngọng. 

Cách điều trị sâu răng ở trẻ em

Tùy mức độ sâu răng ở trẻ em mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

  • Răng mới chớm sâu: Trong trường hợp bé 2 - 3 tuổi bị sún răng, sâu nhẹ, bác sĩ sẽ xử lý vết sâu và trám răng bằng vật liệu chuyên dụng như calcium, fluoride, phosphate để bít lỗ sâu và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. 
  • Sâu răng nặng: Khi răng của trẻ đã hình thành lỗ sâu màu đen gây đau nhức hoặc bị gãy vỡ, sứt mẻ, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng sâu đã lan tới tủy hay chưa. Nếu tủy bị viêm nhiễm cần tiến hành điều trị nội nha để bảo tồn răng thật, sau đó mới trám răng. 
  • Sâu răng quá nặng: Với những trẻ bị sâu răng quá nặng, không thể xử lý bằng các biện pháp nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng sâu để tránh ảnh hưởng đến nướu hoặc lây lan sang răng khác.

3 loại sâu răng ở trẻ em

Lưu ý phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa tình trạng bé bị sâu răng, phụ huynh nên chú ý đến những vấn đề sau:

1

Mẹ bầu trong giai đoạn thai nghén cần tránh sử dụng thuốc Tây y, hạn chế căng thẳng, stress, tăng cường bổ sung thực phẩm có lợi cho men răng.

2

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm, nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn mảng bám, loại bỏ vi khuẩn sâu răng.

3

Không nên để trẻ uống nước ngọt vào buổi tối, đặc biệt khi trẻ từ 1 tuổi chỉ nên cho con uống nước lọc trước khi đi ngủ.

4

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con, hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột và đường, hạn chế cho con ăn kem, bánh kẹo, nước ngọt.

5

Không để con ngậm đồ ăn, đồ uống trong miệng để tránh vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc với răng, gây sâu răng.

6

Cho trẻ cạo vôi răng thường xuyên và khám nha khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần để bác sĩ phát hiện những bất thường và xử lý ngay.

7

Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của sâu răng ở trẻ nhỏ, phụ huynh nên cho con thăm khám bác sĩ sớm.